Mọi hành động sẽ được thực hiện khi bạn có đủ nhận thức về vấn đề. Mọi nỗ lực của marketing dược phẩm là để cộng đồng nâng cao nhận thức về sức khỏe để họ có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho chính bản thân mình. Cùng HEDIMA Buzz tháng 11 chứng kiến từ ý tưởng đến hiện thực hóa trong các chiến dịch tăng nhận thức vì cộng đồng!
1. AstraZeneca đồng hành cùng Bob Harper để những bức ảnh kể chuyện
Hãng dược AstraZeneca đã đồng hành cùng huấn luyện viên cá nhân cũng là ngôi sao chương trình truyền hình thực tế Bob Harper trong dự án dài hạn “Survivors have heart”. Dự án nhằm hỗ trợ tinh thần những người bệnh đã may mắn vượt qua những cơn nhồi máu cơ tim.
Với chủ đề “Second chance portrait”, chiến dịch phát động một thử thách: chụp lại chân dung của mình dưới phiên bản trắng đen. Tên chương trình “chân dung cơ hội thứ hai” thể hiện sự mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt của những người chiến thắng bệnh tật. Những bức ảnh này sẽ được công bố online tại landing page của chương trình, đồng thời được triển lãm công khai tại New York.
[Having a heart attack] really rocks their world, and to be able to get support and see others who’ve gone through it and how they’ve managed and are moving on with their lives is really powerful.” – Alex Dyer, AstraZeneca’s executive director of cardiovascular marketing.
Hãng dược thực hiện chương trình này với vai trò là thương hiệu đồng hành lâu dài cùng các bệnh nhân tim mạch. Sản phẩm Brilinta của hãng được cấp phép từ 2011 nhằm phòng ngừa những cơn nhồi máu cơ tim lặp lại. Sau quá trình nghiên cứu, hãng dược cùng Bob Harper nhận thấy các chương trình hỗ trợ từ người đồng bệnh (peer-to-peer support programs) mang lại những hiệu quả tuyệt vời. Dự án này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai cùng với những ý tưởng độc đáo!
2. Almirall chia sẻ góc nhìn mới về căn bệnh vảy nến
Hãng dược Almirall phát động chiến dịch “Shedding light on psoriasis” với mục đích tăng nhận thức về những tác động tâm lý trên bệnh nhân vảy nến.
88% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến cho rằng căn bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ – Nghiên cứu của Almirall (2012).
Bên cạnh những khó chịu trên da, tình trạng phát ban và tạo vảy làm người bệnh tự ti, xấu hổ. Từ sự mặc cảm, họ tự cô lập khỏi xã hội hay chịu kì thị dẫn đến lo âu, trầm cảm. Chiến dịch này được thực hiện nhằm đánh vào sự thiếu nhận thức và đồng cảm trong cộng đồng. Khi 1 trong 3 người được phỏng vấn vẫn cho rằng bệnh vảy nến chỉ đơn thuần là vấn đề ở da.
Với chương trình này, Almiral hợp tác cùng với International Federation of Psoriasis Association (Hội vảy nến Quốc tế) thực hiện chương trình hỗ trợ bệnh nhân (patient supporting activation – PSA) với một landing page cung cấp thông tin.
Landing page của chiến dịch hiệu quả với những lời kêu gọi hành động rõ ràng. Đầu tiên, các số liệu được cung cấp tạo ấn tượng mạnh mẽ đến người xem. Với thông điệp: ảnh hưởng tâm lý của bệnh vảy nến đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh không hề nhỏ.
Chiến dịch chuẩn bị các hình ảnh, poster được thiết kế nêu bật thông điệp của chương trình. Cùng với hashtag #SheddingLightOnPsoriasis, chiến dịch khuyến khích người xem trang có thể chia sẻ nội dung trên lên social media.
Đặc biệt hơn, chiến dịch kêu gọi người xem kí vào kiến nghị United – Now Act của Hội. Hành động này nhằm giúp người bệnh vảy nến được nhận những điều trị tốt nhất, cũng như tăng nhận thức cộng động, bài trừ sự kì thị.
Landing page cũng bao gồm những video chia sẻ của người bệnh. Những chia sẻ chân thật và tích cực truyền cảm hứng cho người đọc có thêm động lực để thực hiện hành động.
3. Novartis thực hiện chiến dịch tăng nhận thức cho bệnh động mạch vành
Khi bệnh tim mạch được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Bệnh xơ vữa động mạch vành (atherosclerotic cardiovascular disease – ASCVD) chiếm 85% trong số đó. Một điều khá bất ngờ, là nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này còn quá thấp!
Hãng dược phẩm Novartis hợp tác cùng Trung tâm Tim mạch Toàn cầu (Global Heart Hub) triển khai chiến dịch “Invisible nation” nhằm tăng nhận thức về một vương quốc, một thế hệ người bệnh ASCVD “tàng hình”.
40% người lớn có nguy cơ mắc ASCVD, sự tàng hình của căn bệnh này mang lại những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh (đau tim, đột quỵ).
Chiến dịch sử dụng viral video triển khai rộng rãi trên các kênh mass media như Instagram, Facebook, LinkedIn và Twitter.
Ông Neil Johnson, giám đốc điều hành của Trung tâm Tim mạch Toàn cầu cho biết: “mục tiêu của chiến dịch nhằm công bố rộng rãi các kiến thức về ASCVD đến cộng đồng, cũng như thúc đẩy những nhà lãnh đạo đưa ra những chiến lược cứng rắn hơn nhằm phòng ngừa cũng như tầm soát sớm căn bệnh này”.
Về phía Novartis họ tài trợ cho chiến dịch này như một hành động trải thảm cho sản phẩm thuốc Leqvio trong quá trình đợi FDA phê duyệt. Hiện tại, sản phẩm này đã được cấp phép tại thị trường Châu Âu. EvaluatePharma dự đoán sản phẩm sẽ đạt doanh thu 2 tỷ đô vào năm 2026.
4. Không một chiến dịch tăng nhận thức nào mạnh mẽ bằng một hành động thiết thực
Các căn bệnh ung thư da không còn quá lạ lẫm với cộng đồng. Sau những cố gắng của các chiến dịch tăng nhận thức, người bệnh hiểu hơn về tầm quan trọng của tầm soát sớm. Nhưng họ lại thiếu đi động lực để chủ động đến các cơ sở y tế kiểm tra.
Hội Ung thư da đã thực hiện một hành trình dài tại nước Mỹ để tạo nên những trạm kiểm tra di động, nhanh chóng và miễn phí.
Trong một tuần phát động chiến dịch, 1000 kiểm tra đã được thực hiện. Gần 200 người bệnh ung thư cũng như ở giai đoạn sớm đã được phát hiện.
Đồng hành cùng Hội là các hãng dược hàng đầu như Pfizer, Merck, Genentech, Almirall, ScarAway,… Chiến dịch vì cộng đồng thiết thực này giúp các hãng dược nâng cao hình ảnh thương hiệu cũng như mang lại sự yêu thích thương hiệu từ người dân địa phương.
“Tầm soát” là điểm chạm cực kì quan trọng trong hành trình khách hàng. Sau những chiến dịch tăng nhận thức dài hạn, marketer cần những hoạt động offline để thúc đẩy hành động của người dân.