Website marketing trong ngành dược có thật sự quan trọng?

Website marketing trong ngành dược có thật sự quan trọng?

Dựa trên đặc thù của ngành, sự phát triển của marketing dược phẩm trong xu hướng chuyển đổi số được xem là chậm hơn so với các ngành hàng khác. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai, digital marketing nên được áp dụng trong các hoạt động truyền thông của các hãng dược phẩm ngay từ bây giờ. Hãy cùng HEDIMA tìm hiểu về vai trò của website marketing trong ngành dược!

1. Bạn hiểu gì về website marketing trong ngành dược?

Thông qua xu hướng toàn cầu, marketer thường có cái nhìn khái quát về website marketing như một landing page cho chiến dịch truyền thông. 

Khi phát động một chiến dịch dành cho bất kì sản phẩm nào, các hãng dược hàng đầu thường đầu tư xây dựng một trang web được gọi là landing page để tổng hợp các thông tin liên quan đến chiến dịch đó. Website có thể được gọi là điểm chạm giúp các hãng tiếp cận với đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: Sau khi ra mắt chiến dịch “Gen J” dành cho sản phẩm Jynarque chuyên điều trị bệnh thận đa nang tự phát với mong muốn tạo nên một thế hệ mới Gen J không còn căn bệnh nguy hiểm này! Chiến dịch được đẩy mạnh trên các nền tảng social để thúc đẩy người xem click vào landing page nhằm tăng nhận thức về bệnh lý cũng như sản phẩm thuốc này. 

Website chiến dịch Jynarque
Website chiến dịch “Gen J” dành cho sản phẩm Jynarque

Tuy nhiên, website marketing trong ngành dược còn có thể triển khai nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.

2. Website marketing trong ngành dược là gì?

Website marketing trong ngành dược có thể được phân loại thành 3 mục đích chính:

  • E-commerce website (trang thương mại điện tử)
  • Branding website (trang quảng cáo thương hiệu)
  • Content website (trang tin tức)

2.1 E-commerce website

Công dụng này của website chưa được khai thác nhiều từ các hãng dược phẩm mà thường thông qua một kênh phân phối như các thương hiệu nhà thuốc khác. Mục tiêu chính của các trang này là bán hàng. Việc xây dựng trang web và phát triển trang web không quá nặng về nội dung các bài viết. Điều quan trọng ở loại hình này là độ tin cậy thương hiệu, độ đa dạng của sản phẩm, độ tiện dụng khi mua hàng online, hay sự cạnh tranh về giá cả. 

Tuy hình thức này không còn quá mới mẻ tại các nước phát triển, nhưng tại thị trường Việt Nam đưa chưa phải là hình thức được ưu tiên chọn lựa. Với sự phát triển nhanh chóng trong giai đoạn giãn cách xã hội, xu hướng mua hàng online này được đánh giá sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ví dụ: Website Chemist Warehouse rất được ưu chuộng tại Úc với sự đa dạng trong các mặt hàng cùng với tagline “Australia cheapest chemist”. 

Website Chemist Warehouse
Website Chemist Warehouse

Ví dụ: với chính sách giãn cách “ai ở đâu ở đó” nghiêm ngặt của Việt Nam, việc mua thuốc trở nên khá khó khăn, nhưng đây lại là cơ hội phát triển cho những doanh nghiệp có sự chuẩn bị cho các nền tảng online như chuỗi nhà thuốc Pharmacity.

Website nhà thuốc Pharmacity
Website nhà thuốc Pharmacity

Trong chiến lược website marketing, sẽ khá khó khăn khi các hãng dược tự tạo nên một trang thương mại điện tử cho chính mình (thiếu sự đa dạng về sản phẩm), việc bắt tay với các đơn vị phân phối có sẵn nền tảng digital giúp các hãng dược thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường. 

2.2 Branding website

Marketer đã quen với tính năng này của website marketing trong ngành dược, như cách chúng ta vẫn đang tạo landing page cho mỗi chiến dịch. Tuy nhiên, sự đầu tư cho website của thương hiệu, hay cho những sản phẩm chủ chốt vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam. 

Xu hướng branding marketing dược phẩm tại Việt Nam là ưu tiên tạo những nền tảng cung cấp thông tin cho nhân viên y tế. Với sự bùng nổ thông tin, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng tìm hiểu về sản phẩm và thương hiệu trước khi lựa chọn. Vì vậy, không chỉ tập trung vào nền tảng dành cho nhân viên y tế, các hãng dược nên chú trọng đến website của doanh nghiệp nhằm tạo lòng tin cho khách hàng. 

Ví dụ: Website của hãng dược phẩm hàng đầu Pfizer được đầu tư về hình ảnh và nội dung tạo cảm giác tin tưởng cho người xem.

Website branding Pfizer
Website Branding Pfizer

Ví dụ: Dược Phẩm Hậu Giang được định vị là doanh nghiệp hàng đầu tại thị trường trong nước, website của hãng dược này được đầu tư nhiều so với mặt bằng chung, tuy nhiên còn khá thô sơ và không tạo ấn tượng mạnh cho người xem.

Website Công ty Dược Hậu Giang
Website Công ty Dược Hậu Giang

2.3. Content website

Nhu cầu tự tìm hiểu thông tin về bệnh lý và phương án điều trị của người bệnh ngày càng cao. Song song với việc xây dựng các trang y tế dành riêng cho nhân viên y tế, các hãng dược nên cân nhắc xây dựng những website marketing dành riêng cho cộng đồng. 

Trang tin y tế giúp cộng đồng tăng nhận thức về các bệnh lý, tăng tỉ lệ tầm soát bệnh và tiếp nhận điều trị sớm.

Ví dụ: Hãng dược phẩm Merck xây dựng từ điển y khoa cung cấp các thông tin bệnh lý chính thống dành cho nhân viên y tế (phiên bản dành cho chuyên gia) và cộng đồng (phiên bản người tiêu dùng).

Website MSD Manual phiên bản dành cho chuyên gia
Website MSD Manual phiên bản dành cho chuyên gia
Website MSD Manual phiên bản dành cho người tiêu dùng
Website MSD Manual phiên bản dành cho người tiêu dùng

Ngoài những trang tin y tế uy tín, các hãng dược có thể xây dựng những chiến dịch dành cho cộng đồng (có thể tập trung vào sản phẩm chủ chốt) để tăng nhận diện thương hiệu.

Ví dụ: Website Mắt Khỏe cung cấp các thông tin hữu ích về các bệnh lý cũng như những nghiên cứu mới nhất trong nhãn khoa!

Website Mắt Khỏe: trang tin y tế chuyên cung cấp thông tin về mắt.
Website Mắt Khỏe: trang tin y tế chuyên cung cấp thông tin về mắt.

Tạm kết

Với những tính năng trên, website marketing trong ngành dược đóng một vai trò quan trọng. Marketer dược có thể tận dụng tối đa có loại website để có thể xây dựng những nền tảng cần thiết trong tương lai!

Tác giả

Uyên Bạch

RELATED POST