Poter’s five forces là một công cụ đơn giản nhưng lại vô cùng mạnh mẽ để xác định những nguồn cạnh tranh trong thị trường hay ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp. Vậy mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Poter là gì?
Poter’s five forces là gì?
Poter’s five forces là mô hình 5 lực lượng cạnh tranh được phát triển bởi Michael E. Porter vào năm 1979. Nó được hiểu là một khuôn khổ cụ thể để đánh giá sự cạnh tranh hoặc vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thông qua phân tích 5 lực lượng chính sau đây:
Poter’s five forces giúp các nhà quản lý biết được liệu sản phẩm hay dịch vụ của mình có tiềm năng cạnh tranh và sinh ra lợi nhuận hay không. Bên cạnh đó mô hình này cũng giúp doanh nghiệp hiểu ra điểm yếu của mình, từ đó tìm cách để cải thiện và tránh được những sai lầm không mong muốn.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Poter bao gồm:
- Quyền lực của nhà cung cấp
- Quyền lực của khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
- Những mối đe dọa bị thay thế
- Những mối đe dọa từ những đối thủ tiềm năng
Poter’s five forces hoạt động như thế nào?
Để biết Poter’s five forces hoạt động như thế nào, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của mô hình này.
Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, có lẽ đối thủ cạnh tranh là yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì hàng hóa hay dịch vụ của bạn càng gặp phải nhiều nguy cơ và ít hấp dẫn hơn trên thị trường.
Doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề sau:
- Chúng ta có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trên cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ?
- Điểm mạnh của đối thủ là gì?
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của họ ra sao?
- Chúng ta có lợi thế gì so với đối thủ?
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và chính bản thân doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các chiến lược để vượt qua đối thủ như từ cải thiện chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, hay xúc tiến những chiến lược tiếp thị phù hợp để nổi trội hơn đối thủ trên thị trường.
Quyền lực của nhà cung cấp
Doanh nghiệp không thể sản xuất hàng hóa hay dịch vụ nếu không có các nhà cung cấp cung ứng nguyên liệu. Khi phân tích quyền lực của nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tập trung vào vấn như sau:
- Họ có dễ dàng tăng giá nguyên vật liệu hay không?
- Doanh nghiệp có bao nhiêu nhà cung cấp và quy mô của họ?
- Sự độc đáo của nguyên vật liệu
- Chi phí để chuyển đổi sang một nhà cung cấp khác
Doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với nhiều nhà cung ứng khác nhau để đảm bảo không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi quyền lực của nhà cung ứng. Cũng như dự phòng cho trường hợp khan hiếm hàng hóa nếu nhà cung ứng gặp vấn đề.
Quyền lực của khách hàng
Chúng ta thường hay nói với nhau “khách hàng là thượng đế”. Một câu nói đã đánh giá một phần của quyền lực khách hàng. Trong Poter’s five forces, chúng ta sẽ đánh giá quyền lực của khách hàng qua một loạt các vấn đề như:
- Số lượng người mua hàng
- Phản ứng của khách hàng khi tăng/giảm giá
- Khách hàng có sẵn sàng sử dụng sản phẩm thay thế hay không?
Có thể nói quyền lực khách hàng càng cao khi doanh nghiệp có ít khách hàng và nhiều sự cạnh tranh và ngược lại.
Những mối đe dọa bị thay thế
Bên cạnh việc cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ giống nhau, doanh nghiệp còn phải chú ý đến nhóm sản phẩm thay thế. Khách hàng có thể thay vì mua sản phẩm của doanh nghiệp mà chọn một loại sản phẩm thay thế khác nếu họ không ưng ý trong một vấn đề nào đó. Nếu mặt hàng hay dịch vụ thay thế dễ dàng và rẻ tiền hơn, rất có thể vị thế của doanh nghiệp sẽ suy yếu và lợi nhuận bị đe dọa.
Ví dụ: Trào lưu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng tạo nên những mối đe dọa đến doanh nghiệp. Không còn là cuộc chiến giữa Diana và Kotex, mà là cuộc chiến giữa băng vệ sinh và cốc nguyệt san.
Những mối đe dọa từ những đối thủ tiềm năng
Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Chính vì vậy, các nhà quản lý không chỉ đau đầu với đối thủ cạnh tranh mà họ còn phải chú ý đến những đối thủ tiềm năng mới.
Doanh nghiệp cần xem xét liệu đối thủ mới có dễ dàng đạt được vị trí trong thị trường hay không. Nếu doanh nghiệp của bạn có sẵn những rào cản gia nhập bền vững và mạnh mẽ thì sẽ không quá lo lắng đến các đối thủ non trẻ này. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bạn không có những lợi thế đó thì hãy cố gắng thâm nhập thị trường, cạnh tranh sao cho hiệu quả để bảo vệ doanh thu của mình.
Poter’s five forces có còn hiệu quả trong thị trường hiện nay?
Nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu mô hình Poter’s five forces có còn hiệu quả trong thị trường biến động hiện nay?
Có nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của mô hình Poter’s five forces trong thời đại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế thị trường cho rằng để đánh giá mức độ cạnh tranh của một thị trường thì việc xem xét 5 lực lượng cạnh tranh trên vẫn rất hữu ích.
Tạm kết
Poter’s five forces hay mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Poter là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể hiểu được sự cạnh tranh trong chính thị trường mà họ đang tham gia.
Mô hình Poter’s five forces không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về sự cạnh tranh trong thị trường mà còn giúp họ điều chỉnh chiến lược để cải thiện và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.