Bạn đã từng lập kế hoạch marketing cho sản phẩm với nhiều tính năng nổi trội? Kế hoạch đó có thuyết phục khách hàng mục tiêu hiệu quả không? Bạn có đang tìm kiếm những phương pháp cải thiện bảng kế hoạch? Đừng bỏ qua 6 yếu tố “vàng” vô cùng quan trọng được chia sẻ qua bài viết sau đây.
Bước 1: Phân tích thị trường và sản phẩm
Bước đầu tiên trong lập kế hoạch marketing cho sản phẩm là marketer phải hiểu được vị trí của sản phẩm trên thị trường. Điều này quyết định rất lớn sự thành công của kế hoạch tiếp thị cũng như doanh số của sản phẩm.
Marketer cần thu thập thông tin để đưa ra những phân tích đầy đủ về:
- Phân tích thị trường: các sản phẩm nào đang có mặt trên thị trường này? Thị phần được phân chia nhưng thế nào? Sản phẩm nào hiện đang là “top of mind” (mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất)? Mức độ cạnh tranh của thị trường như thế nào? Thị trường này có tiềm năng trong tương lai không?
- Phân tích sản phẩm: nhu cầu thật sự của khách hàng là gì? Sản phẩm của bạn có là giải pháp họ mong muốn hay không? Điểm mạnh và yếu hiện tại của sản phẩm là gì? Điểm bán hàng độc nhất (unique selling point) là gì? Chất lượng và giá thành có tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này không?
Marketer có thể thực hiện phân tích SWOT cho riêng sản phẩm đó để dễ dàng nhìn ra ưu nhược điểm của sản phẩm, thị trường và khách hàng tiềm năng để phục vụ kế hoạch marketing cho sản phẩm.
Ví dụ: Chiến dịch Pepsi Ngõ tạo nên một làn sóng viral trên social media khi lan tỏa hình ảnh các con ngõ đặc trưng ở Bắc Bộ. Là một chiến dịch nhằm tiếp thị cho sản phẩm giới hạn từ sự kết hợp giữa rapper Việt Max với thương hiệu Pepsi. Ngoài thiết kế bao bì tô điểm những nét đặc trưng của Hà Nội, chiến dịch sử dụng viral video để tạo tiếng vang cho chủ đề này.
Chiến dịch marketing dành cho sản phẩm giới hạn với những ý tưởng độc đáo giúp nhãn hàng tăng doanh thu nhanh chóng trong ngắn hạn.
Bước 2: Chân dung khách hàng mục tiêu
Bạn sẽ không thể nào marketing thành công cho một sản phẩm mà không biết chân dung đối tượng khách hàng của mình. Các marketer cần phân tích sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng nào? Với định hướng truyền thông trên, bạn cần có những phân tích cụ thể về đối tượng mục trước khi lựa chọn chiến lược hoạt động tiếp thị thích hợp. Những thông tin như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, điểm đau,… giúp bạn đút kết được những insight quý giá.
Ví dụ: McDonald’s là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng khi đến Việt Nam lại không thành công như mong đợi. Lý do một phần của sự thất bại này là việc chưa nghiên cứu sâu thị hiếu, nhu cầu cũng như khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
Bước 3: Tạo nên sự khác biệt trên thị trường
Người mua hàng nói chung thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ. Chính vì vậy kế hoạch marketing cho sản phẩm rất cần đầu tư chất xám cho sự sáng tạo. Và đặc biệt là việc tạo nên sự khác biệt trên thị trường. Giữa một thị trường với nhan nhản những hình thức tiếp thị tương tự nhau thì sự khác biệt mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng chính là chìa khóa của sự thành công.
Sự khác biệt này có thể đến từ định hướng truyền thông sản phẩm của doanh nghiệp thông qua thông điệp và cách thức tiếp thị. Một bản kế hoạch marketing cho sản phẩm thành công đến từ một big idea độc đáo.
Giữa hàng ngàn chiến dịch marketing cho sản phẩm, bạn thành công khi dám khác biệt.
Ví dụ: Điện máy xanh đã sử dụng thông điệp đơn giản nhưng tạo được hiệu ứng lan truyền rất tốt. Thậm chí thông điệp “ Bạn muốn mua TV, bạn muốn mua tủ lạnh đến điện máy xanh” còn ghim vào tâm trí người mua hàng và họ sẽ nhớ đến điện máy xanh đầu tiên khi muốn mua một sản phẩm điện máy nào đó.
Một chiến dịch marketing sản phẩm hiệu quả giúp tăng nhận diện thương hiệu, khi nhắc đến sản phẩm đó người tiêu dùng nhớ ngay đến thương hiệu.
Bước 4: Mục tiêu doanh thu và dự kiến ngân sách
Suy cho cùng, mọi kế hoạch marketing sản phẩm đều nhằm mục đích tăng doanh thu. Nếu doanh nghiệp không xác định được doanh thu mong muốn sau một chiến dịch marketing cho sản phẩm thì sự thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Hãy đặt ra mục tiêu doanh thu khi lập kế hoạch marketing. Doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay một năm thực hiện chiến dịch marketing.
Bên cạnh đó mục tiêu doanh thu sẽ là căn cứ giúp các marketer xác định được mức ngân sách ước tính cần chi ra cho các chiến dịch marketing.
Bước 5: Xác định chiến lược trong kế hoạch marketing cho sản phẩm
Dựa trên những thông tin được phân tích cụ thể trên, marketer có thể tổng hợp lại và xác định chiến lược marketing phù hợp cho sản phẩm.
Dưới đây là một số chiến lược tiếp thị sản phẩm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn:
- SEO – tăng khả năng hiển thị sản phẩm trước mắt khách hàng trên công cụ tìm kiếm
- Tặng sản phẩm dùng thử trước khi ra mắt
- Tạo ra những nội dung ý nghĩa, có thể chia sẻ
- Tạo hệ thống khuyến nghị ( truyền miệng)
- Tiếp thị lại (remarketing)
- PR sản phẩm bởi các KOL
- Tiếp thị bằng thư điện tử, telesale
- Tiếp thị trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội như Facebook, Tiktok….
Bước 6: Các hoạt động tiếp thị và KPIs
Khi đã xác định được chiến lược tổng thể cho chiến dịch, bảng kế hoạch marketing cần liệt kê được các hoạt động tiếp thị sẽ diễn ra. Các hoạt động nên được miêu tả chi tiết và rõ ràng. Từ định hướng nội dung, đến cách thức cũng như kênh truyền thông được sử dụng. Đồng thời, người lập kế hoạch cũng nên đặt ra những chỉ số KPIs dự tính để có thể phân tích và đánh giá khi chiến dịch kết thúc.
Tạm kết
Có nhiều cách khác nhau để các marketer xây dựng lên một kế hoạch marketing cho sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên 6 giá trị cốt lõi trên được ví như “xương sống” của bản kế hoạch. Chỉ cần thực hiện đúng và đủ 6 yếu tố đơn giản này, doanh nghiệp đã chạm một tay vào chìa khóa thành công trong tiếp thị sản phẩm của mình.