Xác định mục tiêu và kết quả của một hay nhiều chiến lược marketing là cách giúp các marketer có một khung để kiểm soát và thực hiện công việc của mình hiệu quả. Objective and key results (OKRs) sẽ giúp bạn tạo ra sự liên kết và tương tác với nhau để đạt hiệu quả công việc mong muốn.
1. Objective and key result là gì?
Objective and key result được viết tắt là OKRs, đây là một công cụ quản lý mục tiêu phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng để thực thi và triển khai các chiến lược nào đó. Objective and key result bao gồm:
- Objective (mục tiêu): Bạn muốn đạt được điều gì? Ở đây, mỗi một marketer khi tiến hành thực hiện một chiến dịch marketing đều sẽ chỉ ra những mục tiêu mà họ mong muốn đạt được.
- Key results (kết quả): Những điều bạn đã đạt được là gì? Là một giá trị mà bạn mong muốn trong chiến dịch marketing. Có thể là được nhiều người biết đến hơn, hay bán được nhiều sản phẩm hơn. Kết quả có thể là một hay nhiều mốc mà người làm marketing muốn đạt được trong tương lai.
Objective and key results có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ MBO của Peter Druker năm 1954. Cho đến năm 1968, Andrew Grover đã phát triển MBO thành OKRs như chúng ta đã biết ngày nay. Công cụ OKRs giúp các marketer sắp xếp được thứ tự ưu tiên của công việc, đo lường kết quả của sự nỗ lực họ bỏ ra. Objective and key result còn giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược đề ra với cách thực hiện công việc.
2. Vai trò của objective and key result trong marketing
2.1. Cải thiện các mục tiêu marketing
Objective and key result giúp marketer quản lý và sắp xếp được công việc của mình theo trình tự các kết quả mà họ mong muốn đã đặt ra trước đó. Điều này giúp mọi người đi đúng hướng và tập trung vào mục tiêu cụ thể đó.
Objective and key result có thể được áp dụng từ cấp quản lý, cho đến cá nhân mỗi nhân viên. Có thể các OKRs không giống nhau nhưng kết quả cuối cùng phải đạt được hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn.
2.2. Nâng cao sự tập trung
Khi áp dụng Objective and key result, marketer xác định được thứ tự ưu tiên các kết quả mà họ mong muốn để đạt được mục tiêu đã đưa ra. Khi tập trung vào các mục tiêu cụ thể, các marketer có thể giảm bớt khối lượng công việc và dành thời gian tập trung vào công việc chính.
Ngoài ra việc nâng cao sự tập trung của các marketer và giảm bớt thời gian dành cho những công việc khẩn cấp nhưng chưa thực sự quan trọng.
2.3. Tạo động lực và sự liên kết giữa marketer và quản lý
Objective and key result là một công cụ vô cùng cụ thể và rõ ràng. Giúp các marketer và quản lý doanh nghiệp có sự tương tác, tạo động lực làm việc. Khi mọi người có cùng mục tiêu và sự chú ý, họ sẽ gắn bó với nhau hơn. Có thể nói OKRs đã giúp truyền tải bức tranh toàn cảnh và giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn.
Bill Gates từng khẳng định rằng OKRs có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách quản lý của ông và ông cũng đề xuất công cụ này cho bất kỳ ai muốn trở thành một nhà quản lý giỏi.
2.4. Giúp marketer có trách nhiệm trong công việc
Khi các marketer tham gia vào thiết lập mục tiêu thông qua OKRs, họ sẽ cam kết và thực hiện công việc theo đúng cam kết. Mọi người sẽ tự nâng cao trách nhiệm của mình đồng thời có sự động viên để đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.5. Thúc đẩy sự đổi mới
Objective and key result thôi thúc nhân viên sáng tạo hơn, đổi mới hơn để hoàn thành mục tiêu của mình. Họ sẽ suy nghĩ thấu đáo hơn về mục tiêu cũng như làm thế nào để hoàn thành nó. Tuy nhiên mỗi nhân viên không nên quá đắm chìm vào việc phải đạt thành tích 100%. Khi cố gắng hết khả năng của mình thì cho dù có đạt 80% kết quả cũng là điều vô cùng tuyệt vời.
3. Những doanh nghiệp, tổ chức nổi tiếng sử dụng OKRs
3.1. Google
Google là một trong những doanh nghiệp áp dụng công cụ này vô cùng thành công. Trong năm 1999, sau khi áp dụng OKRs, sự phát triển “ thần tốc” của Google từ 40 nhân viên đến 60.000 người như hiện nay.
3.2. Amazon
Amazon sử dụng OKRs để cấu trúc công việc của họ. CEO của Amazon là Jeff Bezos đã từng nói “ Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm nhất trên thế giới”. Việc xác định rõ mục tiêu giúp việc mua bán trên Amazon trở lên nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn.
Amazon sử dụng OKRs để đảm bảo rằng nhân viên của họ đang làm việc phù hợp với mục tiêu mà họ đã đề ra.
3.3. Quỹ Bill and Melinda Gates
Quỹ Bill & Melinda Gates là một tổ chức từ thiện có quy mô lớn trên toàn thế giới. Các nhà hoạt động trong quỹ đã sử dụng OKRs khi được John Doerr giới thiệu. Họ đã đặt ra mục tiêu loại bỏ một căn bệnh cụ thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới.
Một ví dụ cụ thể về KORs mà quỹ đã sử dụng:
Mục tiêu: Loại bỏ giun Guinea
Kết quả 1: Tỷ lệ nhiễm giun toàn cầu năm 2000 là 75.000
Kết quả 2: Tỷ lệ nhiễm giun toàn cầu năm 2015 là 22.
Tạm kết
Hiểu về objective and key result và các lợi ích mà nó mang lại thì đây chắc chắn là một công cụ đáng để sử dụng, đặc biệt trong marketing. Tuy nhiên để sử dụng OKRs sao cho hiệu quả nhất thì mọi người cần phải nỗ lực rất nhiều bởi OKRs là một chu kỳ liên tục và không phải ai cũng làm đúng từ lần sử dụng đầu tiên.