Lập kế hoạch marketing là một bước quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và các marketer nói riêng. Tiếp thị sản phẩm mà không có một kế hoạch cụ thể giống như bạn đi vào rừng mà không có la bàn vậy. Một kế hoạch marketing hoàn hảo chỉ với 5 bước đơn giản sẽ là kim chỉ nam cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.
Bước 1: Phân tích tình huống hiện tại
Để lập được một kế hoạch marketing hoàn hảo, các doanh nghiệp cần nắm bắt được ưu nhược điểm cũng như cơ hội của mình trong thị trường mà họ hướng tới. Việc phân tích tình huống không chỉ dừng lại ở giới hạn nội bộ mà còn mở rộng ra với các đối thủ cạnh tranh cũng như biến đổi của thị trường trong tương lai.
Marketer thường sử dụng mô hình SWOT để có thể phân tích một cách khách quan và bao quát vấn đề:
- S-Strengths (Ưu điểm): Marketer sẽ liệt kê tất cả lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với thị trường. Khi xác định chính xác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nhiệm vụ của marketer phải làm sao để phát huy được tối đa điều đó. Hãy có một cái nhìn tổng quan, chi tiết về lợi thế của doanh nghiệp từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp các marketer đưa ra được đánh giá chính xác trong các bước lập kế hoạch marketing tiếp theo.
- W-Weaknesses (Nhược điểm): Không có doanh nghiệp nào có ưu điểm tuyệt đối. Và các điểm yếu sẽ là cú đánh trí mạng nếu doanh nghiệp không tìm cách cải thiện, thay đổi hay giải pháp tối ưu để xử lý.
- O-Opportunities (Cơ hội): Doanh nghiệp cần xác định cơ hội của mình tại thị trường mục tiêu trong tương lai. Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi từ xã hội, chính trị, môi trường có góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không? Trong thị trường mục tiêu, cơ hội của mỗi doanh nghiệp là như nhau. Điểm khác nhau duy nhất ở đây là ai sẽ là người tiếp cận nó nhanh hơn. Việc phân tích các cơ hội giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt nhất và tận dụng tối đa nó.
- T-Threats (Mối đe dọa): Việc tiến vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải các mối đe dọa như thế nào? Tình trạng thiếu người lao động, các rào cản pháp luật hay các yếu tố chính trị bất lợi? Hãy liệt kê tất cả các mối đe dọa hiện hữu hoặc tiềm ẩn để có phương hướng xử lý thích hợp nhất.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Sau khi phân tích tình huống của doanh nghiệp cũng như có những nắm bắt cơ bản về thị trường tiềm năng. Các marketer phải đảm bảo xác định chính xác đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Doanh nghiệp có thể dựa vào ba yếu tố sau để xác định đối tượng mục tiêu cụ thể:
- Nhu cầu: sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề của những ai? Marketer phải hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Dự đoán được những thắc mắc, vấn đề của khách hàng và triển khai các ý tưởng để làm nổi bật sản phẩm trước đối thủ cạnh tranh.
- Hành trình khách hàng: xác định hành trình khách hàng bằng cách phân tích hành vi dựa trên những dữ liệu mà chúng ta thu thập được để vẽ ra một chân dung khách hàng chính xác.
- Chân dung khách hàng: Căn cứ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn và vị trí địa lý… các marketer có thể xây dựng lên chân dung khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Phải đảm bảo rằng mình hiểu khách hàng từ trong ra ngoài, thậm chí là những mong muốn bất chợt của họ. Chân dung khách hàng còn được xây dựng dựa trên nhu cầu và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Đúng thông điệp đến đúng đối tượng là ưu tiên hàng đầu của các chiến dịch marketing.
Ví dụ: Căn cứ vào các báo cáo phân tích thị trường kem đánh răng, Ấn Độ là quốc gia có tính trạng ê buốt răng rất phổ biến và có nhu cầu cao về loại kem đánh răng giải quyết tình trạng này. GlaxoSmithKline (GSK) đã cho ra mắt nhãn hiệu kem đánh răng Sensodyne dành riêng cho răng nhạy cảm tại đất nước tỷ dân này. Nhờ nắm bắt được insight này, Sensodyne đã thống trị bảng xếp hạng kem đánh răng nhạy cảm ở Ấn Độ.
Bước 3: Xác định mục tiêu tiếp thị
Một bảng kế hoạch marketing hiệu quả cần có một mục tiêu cụ thể bào gồm các chỉ số KPI để đánh giá kế hoạch trên. Mục tiêu marketing cần được xác định chi tiết như kế hoạch này nhằm tăng doanh thu cho sản phẩm chủ lực, hay giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra hệ thống KPI cần đạt được khi lập kế hoạch marketing. Chẳng hạn như KPI về doanh số, lượng tương tác trên các kênh thông tin đại chúng, chỉ số khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ… hay bất cứ một chỉ số cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn từ marketing.
Bước 4: Lựa chọn chiến thuật marketing phù hợp
Sau khi xác định đầy đủ thông tin trên, lúc này bạn có đầy đủ dữ liệu để lựa chọn chiến thuật phù hợp. Việc quyết định sử dụng chiến thuật nào bao gồm việc lựa chọn hoạt động tiếp thị cũng như kênh truyền thông thích hợp và thời gian thực thi cho chiến thuật này.
Ví dụ: với mục tiêu tăng doanh số nhanh chóng và ngắn hạn, thương hiệu iHeartDogs đã triển khai chiến dịch marketing độc đáo “Giảm giá 0%”. iHeartDogs sẽ quyên góp gấp đôi số tiền họ kiếm được từ doanh thu hai ngày cuối tuần. Cùng với với thông điệp tặng gấp đôi số tiền quyên góp từ doanh thu mua hàng vào cuối tuần và cung cấp các bữa ăn cho các chú chó. Không ngoài mong đợi, với một thông điệp marketing ý nghĩa, doanh thu đã tăng lên Hơn cả mong đợi, doanh số bán hàng của họ tăng gấp 4 lần cùng với hơn 500 nghìn lượt tương tác chỉ trên Facebook.
Bước 5: Lập kế hoạch ngân sách chi tiết
Đây là bước cuối cùng trong lập kế hoạch marketing. Tuy nhiên việc lên kế hoạch ngân sách chi tiết cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp cần tính toán chi bao nhiêu cho hoạt động tiếp thị cụ thể. Tuy nhiên tùy thuộc vào chiến lược, doanh nghiệp sẽ cân đo đong đếm để đưa ra một con số phù hợp hoặc tiết kiệm nhất có thể.
Tạm kết
Doanh nghiệp marketing sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách khác nhau. Tuy nhiên bước lập kế hoạch marketing đóng vai trò quan trọng trong sự thành công này. Hy vọng với những chia sẻ trên, HEDIMA tin rằng bạn có thể lập được một kế hoạch marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình.