Cuộc chiến truyền thông và marketing của 3 vaccine đến từ 3 hàng dược phẩm Moderna, Pfizer, Johnson&Johnson là điểm nhấn thú vị cho HEDIMA Buzz tháng 8.
1. Chiến dịch “Make it Your Vaccine” giúp vaccine Moderna là sự lựa chọn của dân địa phương
Nếu bạn đang ở Mỹ bạn sẽ chọn vaccine tiêm phòng Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna hay Pfizer?
Dù nguồn cung vẫn chưa thật sự đáp ứng đủ với nhu cầu vaccine trên toàn cầu, nhưng tại những quốc gia với lượng vaccine đầy đủ như Hoa Kỳ, các hãng dược phẩm như Moderna. Johnson&Johnson và Pfizer phải tham gia cuộc chiến truyền thông mang lại sự ưu tiên lựa chọn cho thương hiệu.
Lấy cảm hứng từ slogan “Make it Yours” từ hãng thời trang Louis Vuitton, hãng dược Moderna phát động chiến dịch “Make it Your Vaccine” nhằm khuyến khích người dân Mỹ tiêm phòng.
Landing page luôn là một công cụ không thể thiếu trong các chiến dịch marketing dược phẩm., Moderna đã thực hiện website tăng nhận thức cộng đồng về những thông tin cần thiết về vaccine, cũng như địa điểm gần nhất để được tiêm phòng. Với thuật toán hiện tại, các website về sức khỏe luôn được Google đánh giá nghiêm khắc trên tính chính xác và độ tin cậy của thông tin. Landing page của chiến dịch này không chỉ cung cấp thông tin chính xác, mà còn tăng độ uy tín khi liên kết thông tin với các trang chính thống như trang thông tin về vaccine của CDC Hoa Kỳ. (cdc.gov)
Không phát động những chiến dịch rầm rộ nhưng Pfizer hay Johnson&Johnson, Ông Michael Mullette ( Commercial operations VP, khu vực North America của Moderna) cho biết: với chiến dịch lần này, Moderna đưa ra những phương án truyền thông dựa trên quá trình thử nghiệm (testing and learning strategy).
Sau thời gian dài quan sát và học hỏi, hãng dược nhận thấy rằng việc bắt tay với những đội bóng được yêu thích như Seattle Seahawks, hay Boston Red Sox sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt nhắm đến các đối tượng mục tiêu trong khu vực.
2. “Coffee talk”: Sự chia sẻ của bạn, là niềm hy vọng của người khác
Hãng dược Sun Pharma ra mắt chiến dịch “Coffee talk”, ý tưởng mới nhất của chuỗi chiến dịch “ Patient Stories”. Dựa trên cuộc khảo sát 1:1 giữa hãng dược và bác sĩ, cũng như bệnh nhân, ngoài việc kiếm tìm những phương pháp điều trị hiệu quả, Sun Pharma nhận thấy việc bệnh nhân chia sẻ với những bệnh nhân khác cũng đem lại những thay đổi tích cực trong quá trình chữa bệnh.
Với những bệnh lý da liễu, người bệnh có xu hướng tự ti hay tự cô lập bản thân khỏi xã hội. Vẩy nến là bệnh mãn tính, nhiều sản phẩm sẽ giảm tác dụng sau thời gian dài điều trị, người bệnh có tâm lý sợ phải sử dụng một sản phẩm mới. Họ luôn có những băn khoăn: liệu tác dụng của sản phẩm sẽ được bao lâu? Đây là niềm hy vọng mới hay lại giống như những sản phẩm cũ?
Với “Coffee Talk”, bốn bệnh nhân vẩy nến ngồi lại với nhau để chia sẻ về nhau về những khó khăn trong quá trình điều trị, từ đó tạo nên hy vọng cho những bệnh nhân khác dễ dàng quay lại với cuộc sống bình thường.
Câu hỏi dành ra cho Sun Pharma là làm sao để khuyến khích các nhân viên y tế tham gia chiến dịch này?
Giải pháp của Sun Pharma là ghi hình lại đoạn hội thoại trên và giới thiệu ý tưởng độc đáo này đến các nhân viên y tế (HCP), vì thấu hiểu bệnh nhân là một trong những ưu tiên của HCP khi đưa ra quyết định điều trị.
3. Cuộc chiến giữa Dexcom và Abbott trong thị trường thiết bị hỗ trợ bệnh đái tháo đường
Sản phẩm hỗ trợ và điều trị bệnh Đái tháo đường luôn là thị trường mà nhiều hãng dược quan tâm. Dexcom và Abbott đang đầu tư nhiều hoạt động marketing giúp người tiêu dùng tăng nhận thức về các thiết bị điện tử đo đường huyết thường xuyên.
Với Dexcom, hãng dược tiếp tục bắt tay với ngôi sao Nick Jonas trong quảng cáo mới nhất “Stuff to do”. Vẫn với hình ảnh quen thuộc “chiến binh của Dexcom”, nam nghệ sĩ, người được chẩn đoán đái tháo đường type 1 từ năm 13 tuổi, vẫn có thể thoải mái trong các sinh hoạt cũng như đạt được thành công như mong muốn với chiếc đồng hồ Dexcom G6.
Khác với Dexcom, hãng dược Abbott muốn đem đến những hình ảnh thân thuộc hơn trong chiến dịch “Now You Know”. Cho ra mắt 3 mẫu quảng cáo TV ngắn 30s, Abbott khắc họa rõ nét những khó khăn mà người bệnh đái tháo đường gặp phải những lựa chọn thực phẩm hay bộ môn thể dục thích hợp. Thiết bị FreeStyle Libre xuất hiện như một người bạn đồng hành giúp người bệnh hiểu về sự gia giảm của đường huyết trước mọi hoạt động nhằm đưa ra lựa chọn đúng đắn.
4. “Maskne” nỗi sợ của mỗi phụ nữ
Trong năm 2020, cụm từ “maskne” là trở thành một tiếng lóng thông dụng chỉ sự lo lắng của phái đẹp về các vấn đề da liễu như việc lên mụn khi phải đeo khẩu trong thời gian dài.
Dựa trên phân tích xu hướng thịnh hành hiện tại của Google Trends và social listening, hãng dược Galderma lần đầu áp dụng chiến lược digital marketing vào các hoạt động truyền thông.
Sau hơn 4 năm gel trị mụn Differin được ra mắt dưới dạng sản phẩm OTC, với nhiều nỗ lực áp dụng chiến lược multichannel marketing bao gồm quảng cáo TV, ecommerce, social media hay kể cả app Clear 90 cũng không đem lại hiệu quả như hãng dược mong đợi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, bà June Risser – VP, general manager of consumer business tại Galderma cho rằng tiếp cận với đối tượng mục tiêu trên nền tảng số là tương lai của ngành da liễu.
Hãng dược cũng có những thay đổi rõ rệt trong định hướng truyền thông như tập trung vào nhóm đối tượng mục tiêu là những người phụ nữ 20-40 (thuộc giai đoạn millennial) thay vì các bạn teen với tagline “advancing dermatology for every skin story”. Hy vọng những thay đổi tích cực này giúp hãng dược nắm chắc cơ hội chuyển mình với digital marketing!