Chiến lược marketing data-driven là gì? 4 lợi ích khi áp dụng big data vào marketing

Chiến lược marketing data-driven là gì? 4 lợi ích khi áp dụng big data vào marketing

Những năm gần đây, khi mà chương trình Shark Tank làm mưa làm gió trong giới kinh doanh, khởi nghiệp. Với những ai quan tâm chương trình này, bạn không thể nào bỏ qua sự hứng thú của các shark khi nói về big data? Vậy làm sao để big data có thể thật sự giúp doanh nghiệp bạn tăng doanh thu? Hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên lý chiến lược marketing data-driven để trả lời câu hỏi trên!

1. Chiến lược marketing data-driven là gì?

Chiến lược marketing data-driven là chiến lược tối ưu hóa hiệu quả hoạt động quảng bá dựa trên thông tin hay data của khách hàng. Lúc này marketer sẽ sử dụng thông tin để phân tích nhằm đưa ra dự đoán về nhu cầu, mong muốn, và hành vi trong tương lai của khách hàng.

Từ đó thiết lập chân dung khách hàng, hiểu rõ insight, giúp chiến lược marketing tối ưu hiệu quả giúp tăng lợi nhuận ROI (return on investment).

Mục đích của chiến lược data-driven marekting là phát thảo chính xác chân dung khách hàng
Mục đích của chiến lược data-driven marekting là phát thảo chính xác chân dung khách hàng

2. Sự khác biệt giữa chiến lược marketing data-driven và marketing truyền thống

Trước tiên, mục đích cốt lõi của mỗi chiến lược marketing gồm 3 bước cơ bản: 

  1. Xác định và thấu hiểu khách hàng mục tiêu.
  2. Tìm ra chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 
  3. Lên chiến lược marketing để giải quyết bài toán được đặt ra nhằm đưa sản phẩm đến với khách hàng, thúc đẩy hành động mua hàng. 

Với chiến lược marketing truyền thống, để đạt được mục đích trên, 2 yếu tố sau luôn được chú trọng:

  • Những nghiên cứu thị trường có sẵn tại thời điểm đó
  • Giả thiết của marketer về đối tượng mục tiêu (target audience).

Nhưng chiến lược này dường như đã lỗi thời và không còn phù hợp với thị trường thời điểm hiện tại. Vì vậy, chiến lược marketing data-driven được lập ra nhưng một giải pháp hoàn hảo.

Không phải những giả thiết, mà thiết lập hệ thống dữ liệu cụ thể, chiến lược marketing data-driven giúp bạn:

  • Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng (customer experience).
  • Xác định cụ thể và chính xác phân khúc khách hàng.
  • Tìm kiếm khách hàng mới.
  • Đồng thời, thương hiệu có thể đo đường, đánh giá, và thay đổi chiến lược kịp thời.

3. Lợi ích của việc sử dụng big data trong chiến lược marketing data-driven

3.1. Data giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu (TA)

Rất khó để đảm bảo rằng marketer luôn có một cái nhìn chính xác về insight của TA. Với kinh nghiệm dày dặn, bạn có thể đảm bảo rằng tôi hiểu nhóm đối tượng cụ thể này sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát, nhưng khi TA thay đổi, hay hành vi người dùng thay đổi do tác động bên ngoài (ví dụ như đại dịch), bạn có còn chắc rằng hiểu biết của bạn vẫn đủ đáp ứng để thuyết phục khách hàng?

Chiến lược marketing data-driven sẽ giúp bạn thu thập thông tin khách hàng, insight từ công tác quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có thể giúp bạn tự tin đưa ra phán đoán trước bất kì thay đổi nào. 

3.2. Data giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng

“Với đầy đủ dữ liệu từ các kênh phương tiện, marketer có cơ hội truyền tải trải nghiệm người dùng 1:1 trên diện rộng” – Tom Benton, the CEO of the Data and Marketing Association.

Khi áp dụng chiến lược này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan dựa trên thông tin của một tệp lớn khách hàng. Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể, bạn phải căn cứ vào số liệu của từng cá nhân. Nên chiến lược này giúp từng khách hàng của bạn cảm thấy được lắng nghe, từ đó nâng cao sự yêu thích dành cho thương hiệu (customer engagement). 

3.3. Tối ưu hóa việc lựa chọn kênh quảng cáo

Data của các platform/media channels có thể là thước đo giúp bạn lựa chọn chính xác phương tiện truyền thông bạn nên ưu tiên cho các chiến dịch marketing ở thời điểm hiện tại và tương lai. 

3.4. Cá nhân hóa (Personalisation)

Nghiên cứu từ Digital Information World cho thấy: “74% khách hàng thấy khó chịu khi nhìn thấy những thông tin không thích hợp từ thương hiệu”

Có lẽ việc thấu hiểu khách hàng chưa bao giờ là bài toán dễ với marketer. Nhưng, với chiến lược marketing data-driven, bạn có thể cung cấp cái nhìn toàn diện cho TA, từ đó xác định cụ thể “pain point” (vấn đề, điểm yếu) của khách hàng. 

Khi doanh nghiệp làm tốt trong việc cá nhân hóa trải nghiệm người tiêu dùng, thì doanh nghiệp sẽ thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

[Infographic] Chiến lược data-driven marketing
[Infographic] Chiến lược data-driven marketing

4. Làm thế nào để có thể áp dụng chiến lược marketing data-driven?

Phân tích số liệu chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi tư duy, khả năng phân tích, thống kê, và nhiều kỹ năng mà bạn cần học hỏi và thực hành để có thể áp dụng chiến lược này. Sau đây, là những câu hỏi mà bạn buộc phải tìm câu trả lời khi áp dụng chiến lược này:

4.1. Thu thập thông tin

Không phải lúc nào bạn cũng sẽ có đủ ngân sách để thực hiện những khảo sát nhằm thu thập thông tin khách hàng. Cho nên đây sẽ là quá trình nghiên cứu lâu dài mà bạn có thể lưu trữ hay học hỏi từ các nghiên cứu trước đó. Bạn có thể dựa trên:

  • Công tác quản lý quan hệ khách hàng
  • Công cụ phân tích website: Google Analytics, Ahrefs, Serush,…
  • Social media tools: Từng nền tảng social đều cung cấp những phân tích cụ thể cho những chiến dịch bạn thực hiện trên nền tảng đó (Facebook, LinkedIn,…)
  • Những khảo sát và nghiên cứu insight từ các quốc gia lân cận
  • Khảo sát từ chính đại diện cho đối tượng mục tiêu.

4.2. Sắp xếp dữ liệu

Khi lượng thông tin bạn có không quá nhiều, thì việc sắp xếp dữ liệu là không quá khó khăn. Khi mà thông tin tăng dần theo thời gian, một quy trình cụ thể làm sao để có thể lưu trữ hay sắp xếp lượng thông tin đó một cách hợp lí cũng là một trong những thách thức.

4.3. Phân tích dữ liệu

Bạn có thể dựa vào các marketing tool để phân tích dữ liệu ở bước đầu. Để đưa ra quyết định chính xác vẫn còn là một quá trình dài dựa vào khả năng phân tích và tư duy của mỗi cá nhân. Bạn có thể bắt đầu với những bước cơ bản như đọc hiểu các lý thuyết cũng như kinh nghiệm của người đi trước, tiến hành và test thử với các platform bạn quản lý, rồi đúc kết những kinh nghiệm phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Làm sao để thu được số liệu là thách thức, nhưng phân tích số liệu và áp dụng nó vào các chiến lược thực tế mới là cốt lõi của chiến dịch marketing data-driven.

Tạm kết

Không còn nghi ngờ về hiệu quả mà chiến lược marketing data-driven mang lại, nhưng để có thể thu lại lợi nhuận từ chiến lược này thì không phải là điều dễ dàng, nó yêu cầu quá trình nghiên cứu sâu rộng, nguồn nhân lực và cả ngân sách không nhỏ. Với xu hướng số hóa trong bối cảnh hiện tại, việc thấu hiểu và áp dụng big data là điều không thể tránh trên con đường phát triển của doanh nghiệp. 

“Hãy dùng một trái tim nóng thấu hiểu khách hàng, và một cái đầu lạnh để phân tích chiến lược”. 

Tác giả

Uyên Bạch

RELATED POST