Schema được xem là một trong những “bí kíp” giúp website doanh nghiệp có thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm. Công cụ này hỗ trợ công cụ tìm kiếm trong quá trình index thông tin từ các website trên hệ thống. Để website chăm sóc sức khỏe của bạn có thể được đến gần với người xem hơn, người làm SEO hay quản trị website nên cần nhắc công cụ này. Trong bài viết này, HEDIMA gửi đến bạn khái niệm về schema và ứng dụng trong thiết kế website chuẩn SEO.
1. Schema là gì?
Schema hay schema.org, schema markup là một đoạn code gắn vào phần HTML của website hoặc khai báo javascript. Schema giúp công cụ tìm kiếm hiểu được website của bạn dễ dàng hơn, từ đó làm tăng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.
Có 3 loại định dạng dữ liệu cấu trúc được các công cụ tìm kiếm hỗ trợ là: JSON-LD (JavaScript), Microdata (HTML) và RDFa (HTML 5). Google khuyên dùng là định dạng JSON-LD, vì là một định dạng dữ liệu nhẹ, dễ đọc, dễ viết và dễ phân tích. JSON-LD có thể được đặt vào bất kì vị trí nào trong trang web. Điều này làm việc sử dụng JSON-LD độc lập với việc phát triển trang web của bạn.
Dựa vào schema mà bạn tạo ra, Google sẽ thể hiện dưới dạng ba loại google search:
- Rick result: Các dữ liệu được đưa vào như giá của sản phẩm, xếp hạng… được hiển thị chính xác trong kết quả tìm kiếm.
- Site link search box: Khi trang web đủ điều kiện, người dùng có thể tìm kiếm nội dung của trang web từ chính trang tìm kiếm.
- Google knowledge panel: kết quả tìm kiếm hiển thị ở phía bên phải của trang, cung cấp thông tin kết quả tìm kiếm nâng cao. Google sẽ tự suy luận ra cái mà người dùng đang tìm kiếm thay vì nội dung của từ khóa.
2. Schema có tác dụng gì?
Schema là kết quả hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng là Google, Bing, Yandex và Yahoo với tham vọng tạo ra một cơ sở dữ liệu chuẩn hóa, thống nhất cho ngành công nghiệp tìm kiếm trên internet. Công cụ này giúp search engine hiểu, phân loại thông tin trên website chính xác hơn, hiểu được các Website đang viết nội dung nào, chủ đề gì. Từ đó công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả tìm kiếm nhanh chóng, chính xác hơn. Từ đó, tỷ lệ truy cập website của bạn cũng tăng theo và tăng được tỉ lệ nhấp chuột (CTR) của khách hàng.
Ngoài ra, Google sử dụng công cụ này để tạo các đoạn rich snippet cho website bạn trong kết quả tìm kiếm, cung cấp cho người dùng thông tin như đánh giá, thông tin sản phẩm làm tăng khả năng người dùng nhấp vào trang web của bạn.
3. Một số loại schema phổ biến
Có nhiều loại định dạng dữ liệu có cấu trúc, có thể tìm thấy tại schema.org. Một số dạng dữ liệu có cấu trúc được sử dụng phổ biến hiện nay:
3.1. Breadcrumb schema markup
Hiển thị vị trí kết quả tìm kiếm trên doanh mục một trang Web.
3.2. Sitelink – search box
Schema markup tìm kiếm trang web xuất hiện giống hình bên dưới. Nó cho phép người dùng tìm kiếm mà không cần click vào trang web trước.
3.3. Schema article
Schema article giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu bài viết của bạn dễ dàng hơn. Qua đó, các bài viết có thể dễ dàng xuất hiện trong trang đầu danh sách kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm hơn.
3.4. Review Schema
Review schema thể hiện các xếp hạng, đánh giá sản phẩm/dịch vụ một website nào đó.
3.5. Local business schema
Dạng schema markup này giúp các công cụ tìm kiếm xác định loại hình kinh doanh, sản phẩm của doanh nghiệp
3.6. Product schema
Đây là dạng dữ liệu có cấu trúc của sản phẩm, giúp công cụ tìm kiếm thông tin về sản phẩm như giá, đánh giá của người dùng,… Product schema được hiển thị cùng với kết quả tìm kiếm.
3.7. Sự kiện (event)
Event schema sẽ hiển thị thông tin liên quan của sự kiện như tên, thời gian, địa điểm diễn ra,…
3.8. Course schema
Course schema giúp hiển thị thông tin khóa học như tên khóa học, giảng viên, học phí…
4. Sử dụng schema vào website như thế nào để SEO hiệu quả
Đầu tiên bạn phải biết rõ website mình cần áp dụng loại schema nào là thích hợp nhất. Để biết được điều này, không phải schema.org cập nhật thì google schema library cũng cập nhật theo nên bạn phải vào xem thư viện schema hiện tại của Google. Google chỉ cập nhật khi thấy nó cần thiết với thuật toán của mình.
Một số loại schema phổ biến thường dùng nhất cho từng loại hình website kinh doanh như sau:
- Blog: bạn phải dùng schema Blogposting, không được dùng loại schema article hay news vì nó dành cho riêng website tin tức.
- Blog về nấu ăn: dùng reciept schema
- Blog review: dùng review schema
- Cửa hàn: dùng local business schema
- Website bán khoá học online: dùng course schema
5. Những sai lầm thường gặp khi triển khai schema
Khi sử dụng công cụ này mà không nhắm khách hàng mục tiêu chính xác, sử dụng dữ liệu có cấu trúc chúng tràn lan sẽ làm cho website bị phạt dẫn đến biến mất khỏi Google. Bạn nên tránh một số sai lầm sau:
- Review schema: tạo số lượng lớn đánh giá ảo làm mất niềm tin của người khách hàng.
- Schema sản phẩm: cung cấp thông tin sản phẩm sai lệch với hiển thị trên website.
- Schema local business: để sai vị trí, gắn tất cả các URL của website.
- Event schema: có nội dung và loại hình website lại không liên quan.
- Cung cấp nội dung không phải do bạn tạo ra.
- Sử dụng công cụ này nhưng nội dung không hiển thị cho người đọc.
- Nội dung cấm truyền bá như: nạn ấu dâm, quan hệ với động vật, bạo lực tình dục, hành động bạo lực hoặc tàn bạo, các hoạt động nguy hiểm và thù địch có chủ đích.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Schema mà Hedima đã cung cấp. Chỉ riêng nghiên cứu và áp dụng công cụ này bạn sẽ thấy rằng thiết Kế website chuẩn SEO cũng không hề đơn giản. Nó ngày càng khó hơn vì Google không ngừng đào sâu vào nội dung, thêm vào những tiêu chuẩn mới, những yếu tố mới. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho quá trình tạo website của bạn.