Các chiến lược marketing được đề ra với mục đích cuối cùng là xây dựng thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Tuy nhiên mỗi chiến lược marketing lại có cách vận hành khác nhau và tạo ra hiệu quả không giống nhau. Cùng HEDIMA tìm hiểu 8 chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất qua bài viết dưới đây.
1. Chiến lược marketing là gì?
Marketing là một cụm từ không quá xa lạ đối với nhiều người, nhất là vào thời đại công nghệ số như hiện nay. Các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược marketing như một định hướng hữu ích để tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu.
Các chiến lược marketing được hiểu là một định hướng kế hoạch tổng thể được doanh nghiệp đưa ra để tiếp cận khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành người mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Tùy vào mục tiêu lâu dài của mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng các chiến lược marketing khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của các chiến lược này đều chứa các thông điệp, giá trị mà công ty muốn truyền tải đến khách hàng.
2. Vai trò của các chiến lược marketing đối với doanh nghiệp hiện nay
Các chiến lược marketing giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mà họ đã đề ra. Nhìn chung các chiến lược marketing có vai trò như sau:
- Lợi thế cạnh tranh: khi xác định đúng chiến lược marketing phù hợp, marketer hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp cùng với nhu cầu của thị trường giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Lợi nhuận: khi lợi thế cạnh tranh được nâng cao, doanh thu của sản phẩm sẽ tăng theo mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phân khúc khách hàng: chiến lược marketing bao gồm quá trình nghiên cứu thị trường và khách hàng giúp doanh nghiệp xác định cụ thể phân khúc khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể đưa ra các kế hoạch thích hợp để đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận: chiến lược marketing đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận của doanh nghiệp dựa trên một định hướng và mục tiêu lâu dài từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức cũng như dây chuyền hoạt động và sản xuất. Từ đó, tối ưu hóa nguồn lực và đồng nhất trong thông điệp truyền tải đến khách hàng.
- Ngân sách: chiến lược matketing giúp doanh nghiệp xác định ngân sách cần đầu tư cho các hoạt động quảng cáo và truyền thông trong tương lai.
3. Top 8 các chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
3.1. Chiến lược đại dương xanh (blue ocean strategy)
Chiến lược đại dương xanh (blue ocean strategy) dành cho những doanh nghiệp mong muốn đánh dấu lợi thế độc quyền của sản phẩm. Chiến lược này tập trung vào thị trường ít hoặc thậm chí là không có sự cạnh tranh. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang theo đuổi một thị trường hoàn toàn mới. Sản phẩm phải thu hút và phù hợp với những nhu cầu chưa được giải quyết trên thị trường. Chiến lược này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp dành nhiều thời gian nghiên cứu và sáng tạo nhằm tạo ra những phát minh mới.
Ví dụ: Netflix được cho là một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chiến lược marketing đại dương xanh. Là một doanh nghiệp tiên phong cung cấp nền tảng tính phí xem phim trực tuyến từ năm 1997. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, Netflix dần trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, trở thành ứng dụng giải trí hàng đầu mà khó có nền tảng nào có thể thay thế.
3.2. Chiến dịch đại dương đỏ (red ocean strategy)
Chiến lược đại dương đỏ (red ocean strategy) là chiến lược marketing ngược lại với chiến lược đại dương xanh. Ở đây doanh nghiệp sẽ hướng vào thị trường hiện tại đầy rẫy sự cạnh tranh với tệp khách hàng có sẵn. Để đối mặt với sự cạnh tranh cao, các doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược này thường phải tự tin với sự khác biệt mà sản phẩm có thể mang đến.
Chiến lược đại dương đỏ thường tập trung khai thác yếu tố giá cả hay những tính năng nổi trội trên thị trường.
Ví dụ: Ryanair là hãng hàng không thành công với chiến lược đại dương đỏ với châm ngôn “giá rẻ, không rườm rà” giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường hàng không rất “nhộn nhịp” tại Châu Âu.
3.3. Phân tích PEST
Đây là chiến lược giúp doanh nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và từ đó tìm ra hướng để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. PEST là cụm từ viết tắt của bốn lĩnh vực trong mô hình chiến lược này:
- Political: Chính trị
- Economic: Kinh tế
- Social: Xã hội
- Technological: Công nghệ
3.4. Chiến lược cross-channel marketing
Chiến lược cross-channel marketing được hiểu đơn giản là phương pháp tiếp thị kênh chéo của doanh nghiệp. Ở chiến lược này, doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phương tiện kết nối khác nhau nhằm tạo nhiều điểm chạm (touch point) để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
3.5. Chiến lược omnichannel marketing
Omnichannel marketing là chiến lược tiếp thị liền mạch, doanh nghiệp sẽ sử dụng toàn bộ các kênh tiếp thị, cùng một thông điệp và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm từ điểm đầu tiên khi tiếp xúc hàng hóa dịch vụ cho đến điểm cuối khi sử dụng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.
3.6. Chiến lược digital marketing
Đây là chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp hướng đến trong thời đại 4.0 hiện nay. Digital marketing là nền tảng tiếp thị trên các phương tiện kỹ thuật số, có thể xuất hiện ở nhiều dạng như video, hình ảnh, bài viết trên internet… Digital marketing được chia thành các nhánh lớn như website marketing, email marketing, social media marketing,…
3.7. Chiến lược data-driven marketing
Data-driven marketing được hiểu là dựa trên lượng thông tin có sẵn để tiến hành tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các marketer sẽ dựa vào dữ liệu khách hàng để tiến hành phân tích chuyên sâu về nhu cầu, mong muốn hay hành vi của khách hàng nhằm đưa ra những hoạt động marketing hiệu quả nhất.
3.8. Chiến lược marketing mix
Đây là chiến lược marketing bao gồm nhiều lĩnh vực trọng tâm, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Marketing mix còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là 4P bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (vị trí) và Promotion (khuyến mại). Chiến lược này được xem là lý kiến thức “vỡ lòng” của marketing, là nền tảng để bạn xây dựng và phát triển các chiến lược phù hợp dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ: Phân tích về Công ty Dược Hậu Giang trên yếu tố 4P.
Tạm kết
Tùy vào mục tiêu và định hướng lâu dài, xác định được chiến lược phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu. HEDIMA hy vọng 8 chiến lược marketing trên giúp bạn có một cái nhìn tổng thể nhằm đưa ra nhũng quyết định phù hợp!