Mô hình 7P trong marketing dược không quá mới mẻ, và đã được nhiều hãng dược lớn trên thế giới áp dụng thành công. Từ khi có mặt tại Việt Nam, hãng dược phẩm Sanofi đã áp dụng mô hình này để định vị thương hiệu tại thị trường trong nước. HEDIMA đã gửi đến bạn đọc khái niệm cơ bản và bài blog này chúng ta sẽ cùng phân tích cách áp dụng lý thuyết mô hình 7P trong marketing dược của Sanofi.
1. Product (Sản phẩm trong mô hình 7P trong marketing dược)
Tại Việt Nam, Sanofi duy trì vị trí dẫn đầu thị trường dược phẩm với danh mục đa dạng trên 150 loại sản phẩm, bao gồm các sản phẩm kê toa (ETC), không kê toa (OTC) và vắc-xin.
Sanofi cung cấp những sản phẩm hàng đầu trong nhiều lĩnh vực điều trị như tim mạch, huyết khối, đái tháo đường, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương, nội khoa, bệnh hiếm và vắc-xin. Bên cạnh đó, công ty cũng có những sản phẩm hàng đầu chăm sóc sức khỏe cho người dân như cảm, ho, dị ứng, tiêu hóa, vệ sinh phụ nữ và em bé, dinh dưỡng.
Hơn 50 năm có mặt tại Việt Nam, Sanofi tự hào cung cấp những sản phẩm như Calcium Corbiere, Plavix, Lactacyd, Taxotere, Enterogermina, Amaryl, Acemuc…
Sản phẩm là cốt lõi của mô hình 7P trong marketing dược.
2. Price (Giá cả trong mô hình 7P trong marketing dược)
Giá dược phẩm tại các nơi phân phối cũng tuân theo kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc theo quy định. Đối với sản phẩm OTC – thuốc không kê đơn, Sanofi đưa ra giá ở mức cạnh tranh, phù hợp với người dùng nhằm đảm bảo lợi thế trên thị trường.
Giá cả trong mô hình 7P trong marketing dược là một thành phần không thể thiếu, vì nó quyết định lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
3. Place (Phân phối trong mô hình 7P trong marketing dược)
Sanofi luôn nổ lực không ngừng trong việc thiết lập các mối quan hệ chiến lược và tăng cường hợp tác sản xuất và tiếp thị tất cả dược phẩm trong nước.
Đồng thời, Sanofi có thêm trung tâm phân phối đạt tiêu chuẩn GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc) tại Thành Phố Hồ Chí Minh – lưu trữ, phân phối kịp thời và đáp ứng nhu cầu về dược phẩm cho khách hàng.
Hơn thế nữa, Sanofi-Pasteur Việt Nam là phân nhánh vắc-xin của tập đoàn Sanofi – cung cấp nhiều loại vắc-xin cho Chương trình Tiêm chủng Mở rộng của Việt Nam.
Yếu tố địa điểm trong mô hình 7P trong marketing dược bao gồm địa điểm bán (nhà thuốc, bệnh viện,…), cách thâm nhập (social media, eCommerce,..) , và chiến lược bán hàng (phân phối chuyên sâu, đọc quyền, chọc lọc hay nhượng quyền).
4. Promotion (Quảng cáo trong mô hình 7P trong marketing dược)
Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, tập đoàn Sanofi luôn coi người bệnh là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh, song song với các cam kết về trách nhiệm xã hội và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc bảo vệ môi trường toàn diện.
Hàng năm, Sanofi đã trao tặng quỹ ủng hộ nhân dân ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; các quỹ học bổng cho trẻ em nghèo tại vùng cao; hay tổ chức các chương trình cấp phát thuốc và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Tháng 11/2020, Sanofi Việt Nam đã ký kết với Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai chương trình tư vấn sức khỏe trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19.
Promotion trong mô hình 7P trong marketing dược bao gồm tất cả các hoạt động quảng bá, từ cách hãng dược phẩm xây dựng thương hiệu, đến các chiến dịch cụ thể cho từng sản phẩm.
5. People (Yếu tố con người trong mô hình 7P trong marketing dược)
Sanofi hoạt động với gần 1400 nhân viên trên toàn quốc. Nhân viên của Sanofi luôn được tạo mọi điều kiện để phát huy toàn bộ năng lực, làm việc trong môi trường đầy nhiệt huyết, đoàn kết, duy trì tính cạnh tranh lành mạnh.
Bên cạnh các hoạt động sản xuất phục vụ thị trường Dược phẩm, Sanofi cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động gồm: hoạt động bồi dưỡng cán bộ nhân viên, phổ cập các kiến thức y tế mới nhất, các kiến thức về nghiên cứu phát triển sản phẩm. Ngoài ra, Sanofi cũng tổ chức nhiều hoạt động gắn kết nhân viên, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm.
Triển khai chương trình đào tạo trực tuyến cho 4000 bác sĩ đa khoa toàn quốc về Đái tháo đường; tổ chức các hội thảo khoa học như “Kiểm soát dị ứng trong bối cảnh ô nhiễm môi trường”, “Bước cải tiến đột phá cho khởi trị Insulin tại Việt Nam”,…
Yếu tố con người luôn được đề cao trong mô hình 7P trong marketing dược.
6. Process (Quy trình trong mô hình 7P trong marketing dược)
Nhằm hướng đến sự phát triển bền vững ở Sanofi tập trung vào các mục tiêu sau:
- Bệnh nhân thế kỷ 21: đặt nguời bệnh ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh
- Con người thế kỷ 21: chú trọng đến sức khỏe, sự an toàn của nhân viên và cộng đồng
- Đạo đức thế kỷ 21: đề cao vấn đề đạo đức trong mọi hoạt động
- Hành tinh thế kỷ 21: hành động nhằm bảo vệ môi truờng
7. Physical evidence (Cơ sở vật chất trong mô hình 7P trong marketing dược)
Sanofi là tập đoàn dược phẩm đa quốc gia duy nhất sở hữu ba nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO-GMP (Thực Hành Sản Xuất Thuốc Tốt) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là ba nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn chất luợng cao, luôn đảm bảo và tuân theo những quy trình sản xuất thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu chất luợng sản phẩm của Bộ Y Tế.
Physical evidence trong mô hình 7P trong marketing dược là yếu tố giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng, tạo cảm nhận tốt khi sử dụng dịch vụ.
Tạm kết
Với đặc thù của ngành marketing dược phẩm, các doanh nghiệp nên chú trọng từng yếu tố trong mô hình 7P, vì nó góp phần giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, từ đó thúc đẩy hiệu quả của các chiến dịch marketing của hãng dược.