Linkedin là gì? 3 chiến thuật giúp doanh nghiệp nổi bật trên Linkedin

Linkedin là gì? 3 chiến thuật giúp doanh nghiệp nổi bật trên Linkedin

Linkedin là gì? Nhìn chung, mạng xã hội này còn khá lạ lẫm tại Việt Nam, nhiều người còn chưa thật sự biết đến nền tảng kết nối chuyên nghiệp này. Linkedin là cánh tay đắc lực giúp các doanh nghiệp kết nối với nhau, đặc biệt thích hợp cho các công ty B2B (business-to-business), là mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe.

1. Linkedin là gì?

Vì sao Linkedin được gọi mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới?

Linkedin dược ra mắt vào năm 2003 bởi nhà sáng lập Reid Hoffman với mong muốn tạo cơ hội kết nối với doanh nghiệp cho các thành viên tham gia. Sau khi được Microsoft mua lại cuối năm 2016, Linkedin dần trở thành nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp lớn nhất thế giới dưới sự lãnh đạo của Ryan Roslansky. Nền tảng này được các chuyên gia yêu thích bởi sự chuyên nghiệp và ích lợi về mặt công việc mà Linkedin mang lại.

2. Linkedin đem lại lợi ích gì cho người dùng

Linkedin là một nền tảng phù hợp cho những ai tìm kiếm cơ hội trong sự nghiệp.

Linkedin là nơi thích hợp để bạn xây dựng profile cá nhân để các doanh nghiệp có thể tìm ra bạn, hay Linkedin cũng là nơi giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho mình.

Tất cả mạng xã hội được tạo ra với mục đích kết nối người dùng, nhưng mỗi nền tảng đều có những đặc trưng riêng. Với Linkedin, bạn khó có thể tìm được những thông tin giải trí, nhưng bạn sẽ học hỏi được những thông tin hữu ích từ những chuyên gia trong ngành của bạn.

3. Linkedin và ngành chăm sóc sức khỏe

Linkedin is a powerful connection tool for B2B companies, especially for healthcare companies.

Có thể nhận thấy rằng ngành dược phẩm hay ngành chăm sóc sức khỏe thật sự là một ngành ngách không chỉ riêng tại Việt Nam, mà trên cả thế giới.  Vì vậy, việc tiếp xúc với khách hàng hay nhóm đối tượng mục tiêu chưa bao giờ là điều dễ dàng. Linkedin xuất hiện như một giải pháp dành cho các doanh nghiệp và công ty lớn nhỏ kết nối với nhau (B2B) với hai tính năng chính:

  • Đăng tải thông tin (organic Linkedin outreach and content): Doanh nghiệp bạn có thể sử dụng tính năng này để định vị thương hiệu của bạn trên thị trường.
  • Quảng cáo (Paid Linkedin Advertising): Như hầu hết các nền tảng khác, Linkedin cung cấp cho các doanh nghiệp tính năng quảng cáo để doanh nghiệp tiếp cận với nhóm đối tượng mục tiêu: tăng lượng reach, tăng traffic đến website hay landing page của bạn, hay tăng nhận diện thương hiệu thông qua những thông tin quảng cáo trực tiếp đến message/InMail ads.

Tuy nhiên, quảng cáo trên Linkedin được đánh giá là một trong những quảng cáo đắt giá nhất trên nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, hãy phân tích kỹ lưỡng trước khi muốn sử dụng công cụ này vì branding marketing là một quá trình lâu dài.

4. 3 chiến thuật giúp doanh nghiệp nổi bật trên Linkedin

 4.1. Xác định chính xác nhóm đối tượng mục tiêu

 Cũng giống như Facebook, Linkedin cũng giúp bạn phân tích những tệp khách hàng (demographic) mà bạn mong muốn họ nhìn thấy thông tin của bạn. Sau đây là cách phân loại nhóm đối tượng mục tiêu dành cho ngành chăm sóc sức khỏe mà bạn có thể cân nhắc:

Company industry (ngành): Linkedin không gộp chung các nhóm ngành chăm sóc sức khỏe mà chia ra thành nhóm nhỏ hơn để bạn có thể tiếp cận chính xác với nhóm đối tượng. Các ngành có thể bạn quan tâm như là:

  • Biotechnology
  • Hospital and healthcare
  • Medical practice
  • Health, wellness, and fitness
  • Mental healthcare
  • Pharmaceuticals
Xác định nhóm đối tượng mục tiêu theo ngành
Xác định nhóm đối tượng mục tiêu theo ngành trên Linkedin

Job title targeting (dựa theo vị trí nhân sự): tùy vào sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn nên tạo mối liên kết trực tiếp với người chịu trách nhiệm bên khách hàng. Ví dụ: Công ty thiết bị y tế của bạn đang muốn quảng cáo máy thở cho bệnh viện, thì người mà bạn mong muốn nhìn thấy quảng cáo của bạn sẽ là quản lý cơ sở vật chất của bệnh viện. Dựa trên job title bạn có thể lọc ra những đối tượng mục tiêu chính xác, đồng thời bạn cũng nên cân nhắc đến cấp dưới của những vị trí này, vì thường họ có thể đưa lời khuyên gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Seniority (thâm niên): hãy nhìn vào tệp khách hàng hiện tại của bạn, những khách hàng này có thâm niên và vị trí như thế nào trong ngành? Nếu 80% những người quyết định mua sản phẩm đều ở vị trí quản lý cấp cao, thì nhóm đối tượng mà bạn nhắm đến lúc này phải ở những vị trí tương ứng đồng thời giúp bạn xác định chính xác độ tuổi của nhóm đối tượng mục tiêu.

Xác định nhóm đối tượng mục tiêu theo thâm niên
Xác định nhóm đối tượng mục tiêu theo thâm niên trên Linkedin

Company targeting (công ty mục tiêu): hãy chọn ra những công ty trong ngành mà bạn muốn hợp tác. Nếu bạn đã xác định được những đối tượng khách hàng tiềm năng thì việc tập trung đánh trực tiếp vào nhóm này sẽ hiệu quả và  nhanh chóng hơn.

Remarketing: Linkedin cũng cung cấp một tính năng hữu ích đó chính là nhắm vào những đối tượng quan tâm đến thông tin của bạn. Ví dụ: Linkedin nhắm vào những đối tượng đọc tin của bạn (site visitor) hay download những thông tin quảng cáo sản phẩm của bạn. Tính năng này giúp Linkedin thành công tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp B2B.

4.2. Đối tượng tiềm năng

Nếu bạn đang muốn bán một chiếc xe, bạn sẽ mời một cậu bé 16 tuổi chưa có bằng lái hay khả năng mua xe để lái thử chứ?

Khi nhắm đến những đối tượng quan tâm đến sản phẩm của bạn, đôi khi những đối tượng này không thật sự tiềm năng trong giai đoạn hiện tại. Để tối ưu hóa khi sử dụng quảng cáo Linkedin bạn cần phải xác định chính xác nhóm đối tượng có khả năng thực hiện hành vi mua hàng của doanh nghiệp bạn. Sau đây là bảng đánh giá đối tượng mục tiêu dành cho ngành chăm sóc sức khỏe mà bạn có thể cân nhắc:

4.3. Giá trị mà quảng cáo mang lại

Một trong những chìa khóa tạo sự thành công cho marketing dược phẩm là sự tinh tế và kiên nhẫn dành cho những chiến dịch lâu dài.

Ai trong chúng ta cũng muốn có thể “đánh nhanh, thắng nhanh”, sử dụng Linkedin để trực tiếp tạo mối quan hệ  rồi đi thẳng vào quá trình quảng cáo và bán hàng. Tuy nhiên, ở môi trường chuyên nghiệp như Linkedin, khi nhóm đối tượng mà bạn nhắm đến đã quá quen với những quảng cáo mà bạn cung cấp, họ khó có thể ấn tượng với sản phẩm của bạn.

Để nổi bật trong vô số Linkedin ads, bạn nên đặt câu hỏi những chuyên gia trong ngành có thật sự cần biết những gì bạn đang thể hiện và cung cấp?

Một trong những insight quan trọng của người dùng Linkedin là: lợi ích trong sự nghiệp, học hỏi thêm các kiến thức trong ngành, và tạo mối quan hệ với những người cùng ngành. Vì vậy, hãy chọn lọc những thông tin cần thiết để người đọc có thể có ấn tượng tốt với hình ảnh của doanh nghiệp bạn. Sau đây là một vài tips giúp content của bạn tốt hơn:

  • Nội dung ngắn: Thường những chuyên gia không có quá nhiều thời gian, thông tin nên đầy đủ nhưng xúc tích, dễ nhìn.
  • Dễ truy cập: Làm thế nào để những quảng cáo của bạn có thể dễ dàng được nhìn thấy nhất mức có thể.
  • Dễ áp dụng: Content hay và hiệu quả là khi họ có thể áp dụng ngay vào công việc của họ.
Nội dung ngắn gọn, video thông tin hữu ích của hãng dược phẩm Bayer trên Linkedin
Nội dung ngắn gọn, video thông tin hữu ích của hãng dược phẩm Bayer trên Linkedin

Tạm kết

Linkedin thật sự là một nền tảng lợi thế dành cho marketing dược phẩm và chăm sóc sức khỏe, nhưng cũng chính những lợi thế này tạo là sự khó khăn cho marketer khi mà nhóm đối tượng mục tiêu của bạn là những vị khách khó tính với chuyên môn cao. Tuy nhiên, marketing dược phẩm: càng hạn chế, càng chiến lược, khi bạn đủ hiểu về ngành, với sự tinh tế và tâm huyết, bạn sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng với Linkedin.

Tác giả

Uyên Bạch

RELATED POST