Dù ngành dược phẩm luôn phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về thông tin, truyền thông để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, nhưng không có nghĩa là những hãng dược hàng đầu chưa bao giờ đối mặt với các khủng hoảng truyền thông. Tăng chi phí thuốc, thiếu sự minh bạch trong các thử nghiệm lâm sàng hay cuộc khủng hoảng opioid tạo nên hình ảnh tiêu cực không mong muốn. Làm thế nào để xóa bỏ định kiến “lòng tham không đáy của doanh nghiệp” trong lòng bệnh nhân? Đầu tư ESG chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp ghi điểm với khách hàng.
1. Tiêu chuẩn ESG là gì?
Tiêu chuẩn ESG được đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính E – Environmental (môi trường), S – Social (xã hội), và G – Governance (chính trị). Ba yếu này thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh mệnh của doanh nghiệp trên các vấn đề xã hội.
Vậy đầu tư ESG sẽ mang lại những lợi ích gì?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, người trẻ ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề đang xảy ra xung quanh ta từ những đề tài được tranh luận nhiều như cách các quốc gia phản ứng với dịch bệnh, đến các vấn đề về môi trường như thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Khi doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm và mong muốn thay đổi những vấn đề nhức nhối của xã hội, doanh nghiệp sẽ tạo được niềm tin và dành được sự ủng hộ từ một cộng đồng đặc biệt quan tâm đến vấn đề.
2. Xu hướng đầu tư ESG trên toàn cầu
Dựa trên báo cáo của GlobalData (2021) trên 434 chuyên gia trong ngành dược phẩm, khi được đặt ra câu hỏi: ngành dược phẩm nên đầu tư vào lĩnh vực nào để củng cố sự phát triển bền vững của thế giới?
43% thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề môi trường, 31% muốn giải quyết các vấn đề xã hội và 26% quan tâm đến các yếu tố chính trị.
2.1. Yếu tố môi trường
Trên thực tế, hình ảnh của doanh nghiệp luôn bị ảnh hưởng từ những vấn đề môi trường. Những vấn đề này có thể đến từ hoạt động R&D, chuỗi cung ứng, vận chuyển, nhất là quá trình xử lý chất thải.
Dựa vào báo cáo của Journal of Cleaner Production, chất thải từ ngành dược phẩm cao hơn 55% so với ngành công nghiệp ô tô.
Dân số già hiện đang là vấn đề được quan tâm tại các quốc gia phát triển, dẫn đến việc tăng nhu cầu sử dụng thuốc trên toàn cầu. Đây là cơ hội phát triển của ngành dược phẩm, song song đó, bài toán ô nhiễm môi trường vẫn là câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp!
Ví dụ giải pháp hiện tại: Hai hãng dược phẩm GlaxoSmithKline và AstraZeneca đưa ra những quy định đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường bằng các chiến lược về tính trung hòa carbon, giảm sử dụng nước, và xây dựng chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các công ty như Biogen, Novartis hay Novo Nordisk đưa ra những cam kết thực hiện và duy trì các hoạt động bền vững hơn.
2.2. Yếu tố xã hội
Vấn đề xã hội xoay quanh các hãng dược phẩm là làm sao để cân bằng giữa hai việc: nâng cao chất lượng thuốc và lợi nhuận. Các hãng dược luôn bị đánh giá trên các phương diện như giá thành, chất lượng của chuỗi cung ứng về đạo đức, con người, và tính an toàn, hay sự phát triển thuốc dành cho các bệnh hiếm gặp.
Khủng hoảng truyền thông mà các hãng dược gặp phải thường tập trung vào việc định giá. Ngoài ra, khủng hoảng opioid cũng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của nhiều công ty.
Ví dụ giải pháp hiện tại: Catalent tuyên bố tập trung phát triển chuỗi cung ứng vì cộng đồng hay Pfizer được biết đến với quỹ 10 năm phát triển bền vững với 1.25 tỷ đô hỗ trợ phụ nữ và trẻ em, người nhập cư, và người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
2.3. Yếu tố chính trị
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ, nhất là các vấn đề liên quan đến hối lộ luôn là vấn đề gây bức xúc trong cộng đồng. Tuy ngành dược phẩm được biết đến với những quy định khắt khe hơn các ngành hàng khác, không ít lần các hãng dược lớn vướng vào các bê bối chính trị.
Những vụ bê bối hối lộ, việc liên tục tăng giá sản phẩm thuốc hay những gian lận trong khâu kế toán đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và lòng tin của cộng đồng đối với các hãng dược phẩm. Dù rằng, trước đó, họ đã làm rất tốt vai trò của mình.
3. Cơ hội vàng giúp các hãng dược phẩm ghi điểm
Như đã đề cập trên, những dự án cộng đồng hay còn được biết đến là những khoản đầu tư vào ESG hỗ trợ sự phát triển bền vững của xã hội luôn là cách thức tốt nhất để ghi điểm với khách hàng.
62% người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm hơn với doanh nghiệp khi họ chú trọng đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội – Báo cáo PwC (cuối năm 2020).
Theo báo cáo mới nhất của PwC, trong 16 tháng qua các 32 doanh nghiệp dược phẩm tham gia khảo sát cho biết: với hơn 51 tỷ đô, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào vấn đề xã hội (77%), chỉ 12% đầu tư vào cải thiện môi trường, và 11% đầu tư vào yếu tố chính trị.
Tuy nhiên, bà Trine Trine Tsouderos, người đứng đầu PwC Health Research Institute cho rằng: các hãng dược phẩm dành nhiều khoảng đầu tư cho môi trường và chính trị mà không công bố.
Ngoài ra, báo cáo còn nêu ra một vấn đề mà các hãng dược nên chú trọng giải quyết chính là sự đa dạng trong các thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt được phản ánh thông qua sự thiếu bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe tại các quốc gia mà còn hướng đến những thay đổi tích cực trong tương lai.
“Các thuốc được cấp phép sẽ được sử dụng trong ít nhất 10 năm tới, vậy các hãng dược nên nghĩ đến sự phát triển của cộng đồng trong tương lai gần” – Trine Trine Tsouderos.
Tạm kết
Các hãng dược nên tận dụng thời cơ khi cả thế giới đều đổ dồn ánh nhìn vào nền công nghiệp dược phẩm, đầu tư ESG là cơ hội để thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trên các vấn đề tồn đọng trong cộng đồng. Không chỉ là công cụ thuyết phục khách hàng, những khoảng đầu tư giá trị này còn giúp xã hội phát triển bền vững hơn. Trong marketing dược phẩm, marketer cũng nên xây dựng những chiến lược dành riêng cho các vấn đề ESG đã tăng sự yêu thích thương hiệu!