M&A: Nền tảng cho tăng trưởng ngành dược

M&A ngành dược

Trong những năm gần đây, các thương vụ mua bán và sáp nhập (Mergers and acquisitions – M&A) đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của nhiều công ty, trong có có các hãng dược phẩm. Vậy bạn đã hiểu rõ M&A chưa?

1. M&A là gì?

M&A là viết tắt của Merger (Sáp nhập) và Acquisition (Mua lại). Đây là một thuật ngữ chung mô tả việc hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua việc mua một phần cổ phiếu hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó để sát nhập.

Mergers (Sáp nhập): A + B = AB

Các công ty có cùng quy mô hoạt động thường có xu hướng sáp nhập để thành lập một doanh nghiệp với tư cách pháp nhân mới. Khi đó, doanh nghiệp mới này sẽ có quyền quyết định toàn bộ tài sản, quyền lợi và quyền sở hữu của các công ty bị sáp nhập. Sau sáp nhập, các công ty này trở thành một thực thể duy nhất và được sở hữu chung. Trong quá trình sáp nhập, cổ phiếu của các công ty này được nhượng lại và cổ phiếu của công ty mới được phát hành. 

M&A ngành dược

Acquisitions (Mua lại): A + B = A 

Mua lại lại là hoạt động một doanh nghiệp, tổ chức lớn mua lại những công ty/doanh nghiệp nhỏ hơn. Sau khi hoàn tất, doanh nghiệp có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp, công ty nhỏ đó. Khi đó, một công ty được tiếp quản bởi một công ty khác và trong quá trình này, một chủ sở hữu duy nhất được thành lập. Ngược lại với sáp nhập, cổ phiếu của công ty bị mua lại vẫn tiếp tục được giao dịch trên thị trường chứng khoán.

2. Mục đích của M&A

Nhìn chung, đa số các thương vụ M&A diễn ra nhằm một trong các mục đích sau:

– Mở rộng quy mô doanh nghiệp: M&A sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới, mở rộng phạm vi phân phối, giao dịch, chi nhánh,… Khi đó, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng lên, hoạt động phân phối được đẩy mạnh, doanh nghiệp chiếm được nhiều thị phần hơn, từ đó góp phần thúc đẩy doanh thu. 

Theo lý thuyết, không có hai công ty nào giống hệt nhau, tất cả các thương vụ M&A đều thể hiện sự đa dạng hóa ở một mức độ nhất định. Đôi khi, M&A diễn ra nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như lĩnh vực hoạt động. 

– Giảm bớt chi phí nhân lực: Khi 2 hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau sẽ làm giảm bớt nhu cầu công việc, nhất là các công việc gián tiếp. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có cơ hội sàng lọc nhân sự, loại bỏ những vị trí làm việc kém hiệu quả và tiếp nhận thêm nguồn lao động nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng tốt. 

– Cải thiện về nguồn lực tài chính: Sau M&A, nguồn vốn sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, chia sẻ bớt rủi ro,… 

– Nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ: Thông qua M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế về kỹ thuật, công nghệ của nhau để phát triển. Đồng thời, nguồn vốn dồi dào cũng là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp trang bị công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh

3. M&A trong ngành dược phẩm

M&A từ lâu là đòn bẩy quan trọng để tạo ra giá trị trong ngành dược phẩm. Nghiên cứu của McKinsey từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ cho thấy rằng, các công ty áp dụng tư duy M&A và thực hiện các giao dịch có mục đích có thể tạo ra khoảng cách đáng kể giữa họ và đối thủ cạnh tranh.

Theo đó, trong một nghiên cứu, các hãng dược phẩm được thúc đẩy theo đuổi các thương vụ M&A vì 3 lý do cốt lõi:

Sự đổi mới: Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng, các hãng dược phẩm phải liên tục cải tiến và phát triển bộ phận R&D trước khi các bằng sáng chế hết hạn. Do đó, các hãng sẽ tham vọng mua lại các công ty nhỏ hơn với những điều kiện sẵn có.

Tăng trưởng quy mô: Việc thực hiện M&A giúp các doanh nghiệp Dược phẩm trong nước không chỉ, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, trình độ sản xuất mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trong ngành, mở rộng thị phần, phát triển mạng lưới phân phối.

Quy trình R&D và marketing các sản phẩm dược là rất tốn kém. Vì lý do này, sẽ luôn là áp lực buộc các công ty trong ngành phải tìm cách cắt giảm chi phí, hoặc tìm ra các phương án giải quyết khác. Từ đó, mua lại, sáp nhập, liên doanh và quan hệ đối tác chiến lược là những cách tốt nhất để các hãng tiết kiệm chi phí.

Cơ cấu lại danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư của các công ty dược phẩm liên tục cần được làm mới để giải quyết sự sụt giảm doanh thu không thể tránh khỏi khi các bằng sáng chế của thuốc brand name hết hạn. Việc này đòi hỏi các hãng phải liên tục theo dõi và tinh chỉnh danh mục sản phẩm của mình. Do đó, M&A như một giải pháp để các hãng lớn thu nhận những tiến bộ mới từ các công ty nhỏ hơn, bổ sung vào danh mục đầu tư của mình. Xu hướng gia tăng của các công ty “HealthTech” và các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ công nghệ cũng đã mang lại nhiều cơ hội đầu tư mới cho các hãng.

Nhìn chung, lĩnh vực dược phẩm đã tăng hơn gấp đôi M&A toàn cầu từ năm 2005 đến năm 2019. Ngay trước đại dịch COVID-19, hoạt động M&A trong lĩnh vực dược phẩm đã tăng vọt, với các thương vụ trị giá 414 tỷ USD vào năm 2019, mức cao nhất mọi thời đại.

Các thương vụ M&A được nhiều chuyên gia nhận định là nền tảng tăng trưởng cho ngành dược, vì nó cho phép các hãng dược lớn có được những nghiên cứu tiên tiến và đảm bảo những đổi mới của các công ty nhỏ được sử dụng phổ biến trên thị trường. Ngành dược phẩm có lẽ chứng kiến ​​nhiều hoạt động M&A hơn bất kỳ ngành nào khác, cả về số lượng thương vụ và số tiền chi cho các hoạt động mua bán và sáp nhập. Những năm gần đây, các công ty công nghệ sinh học (biotech) quy mô trung bình, chẳng hạn như liệu pháp tế bào – gen, ung thư học và sinh học thế hệ sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các hãng dược phẩm lớn.

4. Một vài thương vụ M&A “đình đám”

M&A

Các thương vụ M&A lớn nhất trong ngành dược phẩm được định giá hàng chục tỷ USD. Đứng đầu danh sách chính là thương vụ hai hãng dược phẩm lớn Pfizer Inc (Mỹ) và Allergan Plc (Ireland) đã đạt được thỏa thuận M&A khổng lồ trị giá 160 tỷ USD.

Trong năm 2020, thương vụ lớn nhất là lời đề nghị mua lại Alexion của AstraZeneca với giá 39 tỷ đô la. Alexion thường xuyên góp mặt trong danh sách các công ty sinh học triển vọng hàng đầu trong vài năm qua và với việc mua lại, AstraZeneca sẽ nâng cao lĩnh vực liệu pháp miễn dịch của mình với bom tấn 4 tỷ USD – Soliris (eculizumab) cùng 11 loại thuốc điều trị các bệnh tự miễn và hiếm gặp khác.

Tại Việt Nam, sức hấp dẫn của ngành dược phần nào thể hiện qua hàng loạt thương vụ M&A trong những năm vừa qua. Dược Hậu Giang và Domesco là hai cái tên tiên phong trong nới room ngoại. Hiện tại, sở hữu của khối ngoại, cụ thể là của Công ty Chế tạo thuốc Nhật Bản Taisho, tại Dược Hậu Giang đang là 56,68%, trong đó Taisho vừa nâng tỷ lệ sở hữu hồi tháng 4 bằng việc mua thêm 28,35 triệu cổ phiếu, tương đương 21,68% cổ phần, với 3.400 tỷ đồng. Câu chuyện tương tự với công ty con thuộc Abbott – CFR International Spa, nâng tỷ lệ sở hữu Domesco lên trên 51% cổ phần với tư cách là cổ đông chiến lược. Ngoài ra, Abbott vào năm 2016 còn mạnh tay mua lại Công ty Dược phẩm Glomed – một công ty sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.

Tác giả

RELATED POST