3 yếu tố tạo nên một trainer giỏi trong ngành dược phẩm

3 yếu tố tạo nên một trainer giỏi trong ngành dược phẩm

Từ xưa, Triết học phương đông vốn rất coi trọng việc dùng người – một trong những điều kiện tiên quyết sự thành công: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là nòng cốt của một doanh nghiệp khỏe mạnh. Để cải thiện và phát triển toàn diện kỹ năng của nhân viên, vai trò trainer trong các hãng dược là cực kì quan trọng! Cùng HEDIMA tìm hiểu về công việc cũng như những yếu tố cần thiết để trở thành một trainer giỏi trong ngành dược phẩm.

1. Vai trò của trainer trong công ty nói chung và trong ngành dược nói riêng

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam càng là điểm hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Quá trình hội nhập, bên cạnh mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển thì cũng có không ít những thách thức, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực. 

Trong chính sách phát triển nhân sự, bên cạnh việc nâng cao điều kiện làm việc, tạo nhiều cơ hội thăng tiến, các doanh nghiệp rất chú trọng đến đào tạo phát triển năng lực làm việc của nhân viên. 

Phòng training với các trainer (người đào tạo) chính là người thực hiện các hoạt động đào tạo giúp cho nhân viên nâng cao kiến thức, kĩ năng để đảm bảo thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Trong ngành dược, trainer đào tạo cho các nhân viên sales cung cấp thông tin đến bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân nhận đúng, đủ và kịp thời các loại thuốc hay giải pháp y tế khi họ cần. 

2. Những công việc của một trainer trong công ty dược

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược phẩm được phân thành 2 loại chính: sản xuất thuốc và phân phối thuốc. Trainer làm việc trong mỗi lĩnh vực sẽ có những chuyên môn và cách thức hoạt động khác nhau. Bài viết này chủ yếu tập trung vào vị trí trainer trong lĩnh vực phân phối và tiếp thị dược phẩm.

Bạn cần biết rằng, không có một cá nhân nào có thể đào tạo tất cả mọi thứ về lĩnh vực sales cũng như lĩnh vực marketing, mà mỗi mảng kiến thức sẽ được đảm nhiệm đào tạo bởi một chuyên gia thuộc về mảng ấy.

2.1. Trainer về kiến thức sản phẩm

Vì đối tượng khách hàng của họ là những chuyên viên y tế có trình độ cao nên việc nắm vững kiến thức về sản phẩm là điều hết sức quan trọng đối với một nhân viên  (bao gồm trình dược viên, các nhà quản lý) và nhân viên marketing. Do đó, trách nhiệm đào tạo của trainer là rất lớn.

Người trainer về kiến thức sản phẩm nắm rõ toàn bộ thông tin sản phẩm bao gồm: bệnh học liên quan đến chỉ định của sản phẩm, thông tin kê toa, hướng dẫn sử dụng, các nghiên cứu, thông tin về cảnh giác dược và các giải quyết các tình huống về sản phẩm thường gặp trên field (địa bàn). 

Marketer dược phẩm cần am hiểu kiến thức chuyên môn đối với sản phẩm thuốc.
Marketer dược phẩm cần am hiểu kiến thức chuyên môn đối với sản phẩm thuốc.

2.2. Trainer về kỹ năng mềm

Khi có nền tảng kiến thức sản phẩm, việc ứng dụng vào thực tế công việc cần có kỹ năng: 

Đối với các trình dược viên (TDV): 

  • Trainer thực hiện các khóa học: kỹ năng bán hàng (selling skill), kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt câu hỏi và nắm bắt tâm lý khách hàng,… Với các khóa học về kỹ năng, hơn 50% thời lượng sẽ giành cho thực hành thông qua role play (đóng vai, diễn tập) với những tình huống thực tế ngoài field. Nhờ đó, các TDV có thể ứng dụng kỹ năng vào các cuộc trình dược dễ dàng và thuần thục.
  • Thêm vào đó, trong cuộc họp chiến lược toàn công ty, trainer thực hiện session role play giúp các TDV vận dụng các thông điệp sản phẩm trong các cuộc trình dược, lường trước các tình huống có thể xảy ra khi trao đổi cùng khách hàng và giải quyết các tình huống này. Nhờ vậy, nâng cao tự tin, sẵn sàng thực thi chiến lược trên địa bàn của đội ngũ sales.

Đối với đội ngũ quản lý:

  • Bên cạnh các kỹ năng nền tảng phía trên, các nhà Quản lý còn tham gia các khóa kỹ năng nâng cao: coaching skill (kỹ năng huấn luyện), analysis skill (kỹ năng phân tích), leadership skill (kỹ năng lãnh đạo),… Các khóa học này có thể từ công ty mẹ (Head-quarter) hoặc từ agency bên ngoài. Người trainer cần nắm bắt nhu cầu đào tạo để triển khai các khóa học này phù hợp với thực tế công việc của công ty.

2.3. Trainer về marketing

Marketing là một lĩnh vực rất rộng và lượng kiến thức cần phải học của một nhân viên marketing là rất nhiều. Trainer của một nhân viên marketing thông thường chính là người quản lý trực tiếp của họ. Ngoài ra, công ty còn mời những trainer là các chuyên gia từ bên ngoài về đào tạo cho nhân viên của mình. 

Trainer về kiến thức sản phẩm
Tranning về kiến thức marketing là cực kì cần thiết đối với các hãng dược.

3. Những yếu tố cần thiết để trở thành một trainer giỏi trong công ty dược

Có nhiều yếu tố tạo nên một trainer giỏi và hầu hết họ sẽ sở hữu những điều sau đây:

3.1. Am hiểu sâu sắc về lĩnh vực và nội dung training

Trainer tại các công ty dược phần lớn là các bác sĩ, dược sĩ, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực và nội dung mà họ sẽ đào tạo, có thể đơn giản hóa nội dung thành các thông tin giảng dạy và truyền đạt một cách dễ hiểu. 

3.2. Kỹ năng giao tiếp 

Có thể cho rằng: một trong những đặc điểm quan trọng và rõ ràng nhất của một trainer giỏi là khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả các tuýp học viên khác nhau. Thông qua việc dẫn dắt, đặt câu hỏi và lắng nghe tích cực, trainer sẽ thu hút sự chú ý, tham gia thảo luận của các học viên, giúp họ thấy được lợi ích và tầm quan trọng và cách ứng dụng các kiến thức và kỹ năng vào công việc.

3.3. Linh hoạt và sáng tạo, truyền cảm hứng

Một trainer giỏi cần có khả năng linh hoạt, tư duy sáng tạo trong việc xử lý những tình huống bất ngờ từ học viên, có những điểm nhấn trong bài huấn luyện để truyền cảm hứng và tạo động lực cho các học viên.

Đồng thời, trainer cần nhanh chóng thích ứng với mọi sự thay đổi. Chẳng hạn như trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành, việc đào tạo trực tiếp là không thể, tất cả các lớp đào tạo đều phải chuyển sang hình thức online. Lúc này, trainer cần thiết kế bài giảng và thay đổi phong thái trình bày sao cho thu hút được người nghe và xử lý được các tình huống gặp phải, vì đào tạo bằng hình thức online luôn luôn gặp nhiều trở ngại hơn so với đào tạo trực tiếp. 

Tạm kết

Trainer là vị trí rất quan trọng trong các công ty nói chung và công ty dược nói riêng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay bây giờ, bạn hãy trau dồi kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như các kĩ năng cần thiết, cộng với sự nhiệt huyết, đam mê của mình, bạn sẽ trở thành 1 trainer giỏi, lực lượng nòng cốt của công ty.

Tác giả

Dược sĩ Lê Hải Yến