5 bước quyết định sự thành công của chiến dịch email marketing (phần 2)

5 bước quyết định sự thành công của chiến dịch email marketing (phần 2)

Để xây dựng chiến lược email marketing hiệu quả thật sự không quá khó nếu bạn nắm vững 5 bước quyết định thành công của chiến dịch. Ở phần 1, HEDIMA đã gửi đến bạn 3 bước đầu tiên và 2 bước cuối cùng để hoàn thiện email marketing của bạn sẽ được chia sẻ trong bài blog này.

Bước 3: Phân nhóm email list

Phân nhóm email list là quá trình chia nhỏ subscriber theo từng nhóm cụ thể dựa trên mục đích riêng. Có thể dựa vào nhiều yếu tố để phân nhóm email list:

  • Subscriber mới: gửi email chào mừng cho những người mới đăng ký hoặc series email nurture lead – nuôi dưỡng khách hàng mới.
  • Tỉ lệ mở email: tặng quà hoặc ưu đãi đặc biệt cho người dùng thường xuyên tương tác.
  • Không tương tác: gửi email thông báo thôi thúc người dùng đã lâu không tương tác tiếp tục thực hiện các hành động mong muốn.
  • Lead Magnet: gửi email dựa trên danh sách topic mà người dùng điền opt-in form.

Đặc biệt trong e-commerce thường có hình thức nhắc người dùng đã lựa chọn sản phẩm trong giỏ hàng nhưng chưa thanh toán.

Phân nhóm data email sẽ giúp:

  • Tăng tỉ lệ mở email
  • Tăng tỉ lệ click vào đường link trong email
  • Giảm tỉ lệ unsubscribe (hủy đăng ký nhận tin)

Chưa kể, dựa vào quá trình phân nhóm email, bạn có thể gắn tag cho subscriber để gửi email hàng loạt nhờ vào autoresponder.

quy trinh lam email marketing

Bước 4: Tự động hóa email marketing với Autoresponder

Autoresponder là một chương trình hỗ trợ gửi chuỗi email marketing tự động cho nhóm người dùng trên email list. Các bước cơ bản tạo ra chuỗi email autoresponder hiệu quả:

4.1. Chọn mục tiêu cho autoresponder

Mục tiêu của autoresponder khác nhau cho nhưng chủ yếu tập trung 4 yếu tố. Chọn 1 (hoặc kết hợp cả 4) mục tiêu bên dưới cho chuỗi email autoresponder trước khi tạo dựng:

  • Cách 1: Gửi cho subscriber mới chuỗi email chào mừng
  • Cách 2: Sử dụng autoresponder như một lead magnet/khóa học miễn phí.
  • Cách 3: Bán hàng. Ví dụ: gửi email theo quy tắc (4-6)/1, tức là gửi 4-6 email newsletter và kèm theo 1 email sale hoặc tạo ra 1 chuỗi email chia sẻ kiến thức miễn phí và sau đó mời người dùng tham gia webinar, livestream với một số ưu đãi.
  • Cách 4: Upsell hoặc bán chéo

Bạn có thể thiết lập chuỗi Autoresponder cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm bên bạn. Tùy thuộc vào sản phẩm bạn đã bán, bạn có thể đề nghị upsell hoặc bán chéo các sản phẩm liên quan. Ví dụ, nếu một khách hàng mua máy đo huyết áp bên bạn, bạn có thể đề xuất họ mua thêm sách hướng dẫn nấu ăn theo chế độ DASH.

Nếu họ là khách hàng thường xuyên, hãy tự động đề xuất sản phẩm mới khi gần đến hạn mua hàng.

4.2. Vạch ra toàn bộ chuỗi email

Trong bước này, marketer sẽ vạch ra outline cho chuỗi autoresponder, ví dụ: chạy trong bao lâu và gửi bao nhiêu email. Không có quy luật cụ thể nào tính chính xác email bạn cần gửi trong chuỗi email. Tuy nhiên, chuỗi autoresponder cần đủ dài để giúp bạn hoàn thành mục tiêu, phân loại subscriber…

Tiếp đến bạn cần tính toán tần suất gửi email. Có thể 2 ngày gửi 1 email newsletter và 3-4 email trong 1 ngày nếu bạn đang triển khai bán hàng khi sắp đến giai đoạn nước rút. Điều này phụ thuộc toàn bộ vào mục tiêu triển khai chuỗi autoresponder (ở bước #1). Cần cân bằng giữa email cung cấp giá trị và email bán hàng. Không quan trọng bạn gửi bao nhiêu email nhưng bạn phải cung cấp email newsletter nhiều hơn email sale.

4.3. Tạo lập chuỗi autoresponder

Viết ra outline cho chuỗi email từ đầu đến cuối, mô tả chính xác chủ đề và CTA – kêu gọi hành động cho mỗi email.

CTA có thể là click vào đường link, chia sẻ blog post trên social media, trả lời email hoặc mua sản phẩm.

Bước 5: Đo lường và phân tích dữ liệu sau khi thực hiện email marketing

Bạn không thể chỉ gửi email hàng loạt cho subscriber rồi để đấy, mặc kệ họ có nhận được email hay mở email hay không. Làm sao bạn biết chiến dịch email marketing của mình có hiệu quả?

Cách tốt nhất chính là đo lường và phân tích dữ liệu sau khi triển khai chiến dịch email marketing.

Các chỉ số cơ bản đo lường mức độ hiệu quả của email marketing:

  • Total email sent: Tổng số email được gửi đi.
  • Click through rate: bao nhiêu % người thấy và bấm vào email đó trên tổng số email gửi.
  • Total email delivered(Deliverability): Tổng số email được phân phát đến hộp thư của khách hàng (Tỉ lệ phân phát thư).
  • Total email opened/Open rate: Tổng số email được mở.
  • Total click/Click rate: Tổng số lượt click vào link trong email.
  • Lead generate: Số lượng khách hàng mới để lại thông tin qua opt-in form.
  • Soft bounce: tại thời điểm nào đó email người nhận có vấn đề (bị lỗi) và không nhận được email.
  • Hard Bounce: Email gửi tới không tồn tại.
  • Unsubscribe: Người nhận không muốn nhận email và nhấn Unsubscribe.
  • Abuse: Người ta nhận email của bạn mà thấy khó chịu người ta quăng vào spam.

Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể theo dõi được hoạt động email marketing của mình có hiệu quả hay không. Để từ đó, bạn có thể phân nhóm lại subscriber (ví dụ: những subscriber thường xuyên tương tác, mở email hay click vào link trong email…) và update lại email list để rút kinh nghiệm triển khai cho chiến dịch email marketing kế tiếp.

quy trinh lam email marketing

Email marketing là công cụ không nên bỏ qua khi triển khai một chiến dịch marketing dược phẩm do tính tiện lợi và không tốn nhiều chi phí. Qua hai bài viết về quy trình xây dựng email marketing, hi vọng marketer đã có kiến thức khái quát về việc nên làm thế nào để chuỗi email marketing thật thành công. Nhưng nếu marketer vẫn còn loay hoay, không rõ nên bắt đầu và duy trì như thế nào, đội ngũ HEDIMA sẽ tư vấn và hỗ trợ để chiến dịch marketing của bạn thành công rực rỡ.

 

Tác giả

RELATED POST