Landing page là gì? 5 sai lầm cần tránh khi tạo landing page

Landing page là gì? 5 sai lầm cần tránh khi tạo landing page

Landing page là một trong các công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa của công cụ tìm kiếm (SEO), marketing, email marketing hoặc digital marketing. Landing page thường kết nối đến các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Social media), chiến dịch email marketing hoặc chiến dịch search marketing để tăng độ hiệu quả của các quảng cáo. Cùng HEDIMA tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa, phân loại, mục đích landing page và các sai lầm có thể mắc phải thông qua bài viết sau nhé!

1. Landing Page là gì?

Landing có nghĩa là đáp xuống, đổ bộ xuống, đặt xuống một nơi nào đó.
Page là một trang trên website.

Trong digital marketing, landing page được gọi là một trang đích. Trang đích có thể là một trang website riêng biệt hoặc một trang nằm trong website của tổ chức/doanh nghiệp. Mục tiêu chung của landing page là thu hút lượt xem, lượt click, hay kích thích sự đăng ký của người dùng để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng (lead generation) cho doanh nghiệp.

Thông qua trang đích landing page, ta sẽ có dữ liệu về hành vi người dùng kết hợp với tỷ lệ click chuột và tỷ lệ chuyển đổi để xác định sự thành công của một quảng cáo.

2. Phân loại landing page

Dựa theo mục marketing, trang đích thường được chia làm 3 loại cơ bản phục vụ cho mỗi mục đích khác nhau (còn nhiều loại khác):

2.1. Landing page thu thập khách hàng tiềm năng (lead generation page)

Mục tiêu của lead generation page là để thu thập những thông tin cơ bản của người dùng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng để sử dụng cho các hoạt động marketing sau này (như chạy email marketing, quảng cáo,…).

Lead generation page thường thu thập các thông tin cơ bản như họ tên, email, số điện thoại của khách hàng tiềm năng. Một số thu thập thêm các thông tin khác như website, địa chỉ, nhu cầu… tùy vào ngành nghề/dịch vụ của doanh nghiệp.

Để kích thích người dùng nhập thông tin thì trang đích thường đi kèm với một ưu đãi dành cho người dùng nhận được sau khi đăng ký như nhận ebook, tài liệu, quà tặng, coupon ưu đãi, khóa học miễn phí…

Đặc điểm nhận biết: có form thu thập thông tin kèm theo ưu đãi.

landing page

2.2. Page bán hàng (sale page)

Mục tiêu của sale page tạo niềm tin, hấp dẫn người dùng, thuyết phục người dùng mua hàng ngay trên trang đích. Sale page làm nên điều đó bằng cách đưa ra các đặc điểm nổi bậc, lợi ích khách hàng, phản hồi từ khách hàng, bảng giá, chính sách… giúp người dùng đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định.

Đặc điểm nhận biết: có nội dung giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ và bảng giá.

landing page

2.3. Chuyển đổi trung gian (click-through page)

Mục tiêu của click-through page dẫn dắt người dùng chuyển hướng tới trang cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được. Với các trang thương mại điện tử, Click-through page còn cung cấp thông tin về sản phẩm; khi người dùng có thể chọn mua hàng sẽ về trang giỏ hàng của website chính.

Đặc điểm nhận biết: có nút kêu gọi hành động (hoặc liên kết) để chuyển hướng sang một trang khác

Landing page la gi ti le chuyen doi trung gian

3. Mục đích tạo landing page là gì?

Mục đích tạo trang đích là mang lại nhiều khách hơn cho doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần sử dụng trang đích đúng trường hợp. Sau đây là một số trường trường hợp sử dụng Landing Page phổ biến:

3.1. Chạy quảng cáo

Trang đích giúp tăng hiệu quả chạy quảng cáo, thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng; trang đích còn giúp tiết kiệm chi phí (khi landing page đạt được SEO tự nhiên).

Thiết kế landing page cho mục đích chạy quảng cáo, doanh nghiệp cần cung cấp cho người dung đầy đủ thông tin về sản phẩm thật rõ ràng, mạch lạc, mang tính thuyết phục cao, nội dung landing page nên tương ứng với nội dung quảng cáo.

3.2 Ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới

Dù bạn có là doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quan tâm thì bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào sắp ra mắt bạn cũng nên làm landing page giới thiệu sẵn về sản phẩm /dịch vụ; ngay cả sản phẩm/dịch vụ chưa ra mắt.

Thiết kế landing page cho mục đích này cần đủ, chi tiết, tránh dư thừa, tập trung vào sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh, bạn có thể thu thập thông tin khách hàng muốn nhận thông báo khi sản phẩm ra mắt hoặc cho đặt hàng trước.

landing page y duoc là gì

3.3. Tặng một sản phẩm/dịch vụ (gói khám bệnh, mỹ phẩm sample, ebook, hội thảo, voucher, mã giảm giá,…)

Mục đích của việc tặng này là để thu thập thông tin người dùng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và mở rộng sang việc quảng bá sản phẩm. Đây còn là giai đoạn tmà chúng ta sẽ xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước sau đó quảng bá sản phẩm. Bạn cần thiết kế trang đích ngắn, kèm các biểu mẫu để khách hàng điền thông tin.

3.4. Chuẩn bị cho tổ chức sự kiện

Trước khi tổ chức một sự kiện, dù là online (livestream) hay offline (hội thảo, workshop, offline,…) thì việc tạo một trang đích sẽ thu hút người quan tâm tham gia, thiết kế trang đích ngắn có biểu mẫu đăng ký tham gia để thống kê số lượng bước đầu. Từ đó giúp cho việc chuẩn bị hội thảo của bạn được chủ động hơn.

4. Sai lầm thường gặp khi tạo landing page

Dưới đây là tổng hợp một số những sai lầm mà người dùng thường gặp nhất khi khởi tạo landing page:

4.1. Không chú trọng logo doanh nghiệp

Doanh nghiệp thiết kế landing page thường không chú trọng đến logo, đây là một sai lầm thường gặp. Landing page được tạo ra với mục tiêu chính là thu hút người dùng. Vì thế việc tạo một logo ấn tượng tạo điểm nhấn là điều vô cùng cần thiết. Làm tăng thêm mức độ lan truyền của sản phẩm khi truyền thông, đạt hiệu quả quảng cáo.

4.2 Sử dụng nhiều font chữ phức tạp

Thiết kế trang đích không nên sử dụng các font chữ phức tạp, tránh không đồng đều; sẽ làm cho trang web càng thêm rối mắt. Người dùng nhìn vào landing page sẽ thấy thiếu chuyên nghiệp, gây ra những ấn tượng không tốt. Font chữ cần nhất quán, đơn giản sẽ giúp cho trang landing page trở nên chuyên nghiệp, dễ đọc, dễ theo dõi.

4.3. Sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt

Landing page được thiết kế với hiệu ứng màu sắc thiếu thống nhất, quá phức tạp sẽ gây mất thẩm mỹ. Làm cho lưu lượng truy cập thấp, ảnh hưởng đến việc tối ưu SEO. Do đó, việc sử dụng màu sắc trong thiết kế trang landing page cần nhất quán, đơn giản, hợp lý, phối màu theo màu chủ đạo của Logo.

4.4. Bố cục thiếu logic

Landing page có bố cục sắp xếp lộn xộn, sử dụng nhiều cỡ chữ khác nhau, phân chia thành nhiều khối nhỏ khiến landing page trở nên rối mắt, sẽ thiếu chuyên nghiệp, khiến uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.

4.5. Mục tiêu chưa rõ ràng

Landing page được thiết kế chuyên nghiệp khi cung cấp cho người dùng một một mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Cần trình bày chúng một cách đơn giản, ngắn gọn, được đặt ở vị trí dễ dàng tìm thấy nhất. Sử dụng quá nhiều thông tin sẽ khiến nó trở nên phức tạp hơn, landing page lúc này sẽ không gây được sự chú ý với người dùng.

Landing page đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để thu hút sự tương tác của người dùng và chuyển hóa thành khách hàng tiềm năng doanh nghiệp cần lưu ý nhiều điều. Các yếu tố từ xây dựng, đến nội dung, thiết kế web… đều có thể ảnh hưởng nhất định. Hy vọng qua bài viết này doanh nghiệp sẽ xây dựng landing page mang lại được hiệu quả tốt nhất.

Tác giả

Pong Pi (@eroshaly)

Web Developer | HEDIMA

RELATED POST