Thị trường chăm sóc da Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Các thương hiệu cao cấp tiếp tục đạt mức tăng trưởng giá trị cao. Nhóm khách hàng 20-35 tuổi sống tại các thành phố lớn vẫn là nhóm đối tượng nhu cầu cao. Nhu cầu sản phẩm chống lão hóa cũng tăng nhanh. Tuy nhiên đây chỉ là những điều kiện trước COVID-19. Vậy trong COVID như thế nào?
Tăng trưởng doanh thu thị trường chăm sóc da theo nhóm
Hầu hết tất cả nhóm sản phẩm đều tăng trong giai đoạn 2014-2019, trừ sửa rửa mặt trong phân khúc bình dân. Trong đó phân khúc sản phẩm cao cấp có giá trị tăng trưởng nhiều hơn hẳn so với các nhóm sản phẩm khác, cho thấy mức độ chịu chi của người tiêu dùng cho các sản phẩm cao cấp.
Riêng phân khúc cao cấp, giá trị tăng trưởng trong giai đoạn này đa số đều khoảng 80% trở lên, toner tuy tăng trưởng ít hơn các nhóm sản phẩm khác nhưng cũng xấp xỉ 60%. Đặc biệt, nhóm sản phẩm trị mụn có giá trị tăng trưởng hơn 100%. Đối với phân khúc bình dân, các sản phẩm cũng có sự tăng trưởng nhất định trên 60%, trừ sửa rửa mặt.
Tỷ lệ doanh thu năm 2019 theo công dụng
Hầu hết các nhóm sản phẩm cơ bản (mặt nạ dưỡng da, toner, kem chống lão hóa, sửa rửa mặt) đều kèm theo công dụng trắng da. Trong đó mặt nạ dưỡng da có công dụng trắng da có doanh thu chiếm ưu thế hơn hẳn các sản phẩm cùng nhóm không có công dụng này (54% so với 46%). Các nhóm sản phẩm khác như toner và sửa rửa mặt kèm công dụng trắng da cũng có doanh thu chiếm ¼ trong tổng doanh thu.
Thị phần các thương hiệu chăm sóc da quốc tế tại Việt Nam năm 2019
Shisedo Vietnam tiếp tục dẫn đầu thị trường dưỡng da nhờ nguồn lực tài chính mạnh và uy tín thương hiệu nổi bật. Tuy nhiên, trong thời kì sắp tới, công ty này có thể bị giảm thị phần cho các đối thủ mới vì ngày càng nhiều đối thủ dang tiến hành thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này.
Dù là như vậy, các thương hiệu quốc tế như Shisedo Vietnam, Unilerver Vietnam International hay L’Oréal Vietnam vẫn nằm vững ở vị trí trụ cột nhờ vào niềm tin mạnh mẽ của người Việt rằng sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tốt hơn, đáng tin cậy hơn các sản phẩm trong nước, mặc dù giá cũng sẽ cao hơn. Hơn nữa, mạng lưới phân phối rộng và các hoạt động marketing sáng tạo cũng giúp thương hiệu nước ngoài thu hút người tiêu dùng Việt.
Sự thành công của các đối thủ quốc tế cũng sẽ càng đậm nét nhờ sự dịch chuyển sang thương hiệu cao cấp do các tiêu chuẩn sống và mức thu nhập trung bình tăng. Trong tương lai, đối thủ cao cấp sẽ tiếp tục đạt được mức giá trị và phát triển số lượng tốt, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi GDP được dự kiến sẽ tăng 6.8% theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ảnh hưởng của COVID-19 lên thị trường chăm sóc da
Tới cuối năm 2020, hầu hết các sản phẩm trong ngành chăm sóc da được dự đoán sẽ đạt mức phát triển về số lượng và giá trị thấp hơn. Mặc dù giãn cách xã hội mới bắt đầu vào tháng 4 2020, hầu hết người dân và các doanh nghiệp đã bắt đầu hạn chế đi lại từ cuối tháng 2/2020. Do vậy, nhu cầu dưỡng da đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Khách hàng sẽ cố gắng sử dụng hết những sản phẩm họ đang sử dụng để tiết kiệm chi phí và chỉ mua sản phẩm mới khi cần, trong khi các trăn trở về giá cả sẽ thúc đẩy người mua hàng chọn những sản phẩm rẻ nhất hoặc các sản phẩm đơn giản khi mua hàng – hoặc hoàn toàn bỏ bê các sản phẩm dưỡng da.
Các biện pháp giãn cách xã hội làm giảm nhu cầu trang điểm của phụ nữ, do đó nhu cầu tẩy trang cũng sẽ giảm dần. Hơn nữa, khi nhiều khách hàng dành ít thời gian hơn để đi ra ngoài, họ sẽ ít quan tâm tới ảnh hưởng của ô nhiễm đô thị lên da, đặc biệt khi việc sử dụng khẩu trang và các phụ kiện che mặt khác càng trở nên phổ biến, khiến ít người lựa chọn chăm sóc bảo vệ da tại nhà.
Quyết định của chính phủ về việc đóng cửa tạm thời hầu hết các địa điểm giải trí như trung tâm thương mại và các phòng spa để giãn cách xã hội, gây ảnh hưởng nặng nề tới các thương hiệu cao cấp.
Ngành sản phẩm chăm sóc cơ thể bình dân sẽ trở thành một trong những lĩnh vực sản phẩm ít bị ảnh hưởng trong năm nay nếu xét về giá trị dù việc giãn cách xã hội cũng gây ảnh hưởng lớn tới mức tăng trưởng của các thương hiệu bình dân. Nói chung, sản phẩm bình dân thường ổn định hơn các lựa chọn cao cấp khi nhắc tới ngành chăm sóc da năm 2020 vì dòng cao cấp đang gặp vấn đề về nhu cầu khách hàng khi giá cả ngày càng là một mối bận tâm đáng lo ngại.
Dù một số cửa hàng mỹ phẩm vẫn được phép hoạt động, hầu hết người tiêu dùng lựa chọn ở nhà và hạn chế đi lại trong thời điểm này. Do vậy, nhiều cửa hàng như Ohui và Vichy đã đóng cửa tạm thời. Mặt khác, các nhà bán lẻ online như Tiki.vn hay Lazada.vn trở thành các kênh phổ biến để các công ty phân phối sản phẩm.
Tóm lại, ảnh hưởng của giãn cách đã tạo nên sự dịch chuyển nhẹ từ kênh offline sang kênh online vào 2020. Tuy nhiên, nhờ sự kiểm soát đại dịch hiệu quả của Việt Nam, cuộc sống đã dần trở lại bình thường, sớm hơn so với các nước trong khu vực.
Do ảnh hưởng COVID-19, digital marketing trở thành một kênh hiệu quả để quảng cáo sản phẩm và tăng uy tín thương hiệu. Ví dụ, livestream qua các mạng xã hội như Facebook và TikTok đã trở thành một hình thức phổ biến giúp các công ty quảng bá sản phẩm và tăng tương tác với khách hàng.
Thị trường chăm sóc da Việt Nam có nhiều thay đổi với nhiều điểm quan trọng. Người tiêu dùng sẽ cố gắng đơn giản hóa quy trình chăm sóc da trong năm 2020 do sự bất an về kinh tế trong thời buổi COVID-19. Nhu cầu sử dụng thương hiệu cao cấp gia tăng cao nhờ sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn tới, thị trường chăm sóc da được dự đoán sẽ đạt CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) của giá trị bán lẻ ở mức 14% so với giá cả năm 2019, với doanh thu đạt 21.4 nghìn tỉ đồng năm 2024.